Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thựchiện chính sách tạo việclàm cho nông

1.4.1. Yếu tố bên trong

Thứ nhất: chất lượng hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là bước khởi đầu trong chu trình chính sách, đây là bước đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng được chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hưởng lâu dài, liên quan tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong quá trình thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động. Trong việc hoạch định chính sách công cần phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách và từ đó làm căn cứ để lựa

chọn phương án chính sách phù hợp với thực tế. Muốn thực thi chính sách hiệu quả cần thiết phải hoàn thiện việc hoạch định chính sách của Nhà nước.

Thứ hai: sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Hồ Chí Minh đã nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là đối tượng thực hiện chính sách. Nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách lại vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách.Vì vậy, một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Ngược lại, một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện, trình độ hiện có của dân sẽ bị tẩy chay hoặc bỏ rơi, không được thực hiện.

Thứ ba: sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên.Việc thực thi chính sách được triển khai từ trung ương đến địa phương.Việc triển khai các hoạt động của chính sách ở cấp huyện khi được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp trên về các điều kiện hỗ trợ chính sách như nhân lực và tài chính trở thành động lực thúc đẩy chính sách thành công. Đồng thời, với sự theo dõi, giám sát của nhà lãnh đạo cấp trên đối với việc triển khai sẽ kịp thời ban hành các quyết định hỗ trợ kịp thời cho chính sách, góp phần giảm bớt các sai lầm và đẩy lùi khó khăn.

Thứ tư: năng lực của cơ quan và cán bộ thực hiện chính sách. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động, sự vận hành của chính sách. Thực tế đã cho thấy, ở cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nào có đội ngũ cán bộ, công chức làm việc năng nổ, tận tụy, có trách nhiệm từ cấp trên đến cấp dưới thì hiệu suất thực thi chính sách thường đạt cao. Ngược lại, nếu còn tồn tại người thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, thậm chí, lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để tư lợi thì sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)