2.3. Đánh giá chung về thựchiện chính sách tạo việclàm cho nông dân tạ
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất: trong quá trình lập kế hoạch thực hiện chính sách, hầu hết chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách công (trừ chính sách đào tạo nghề cho nông dân). Tuy các chính sách vẫn tiến hành thực hiện bước đôn đốc, kiểm tra nhưng thường được tiến hành gấp rút vào khoảng thời gian cuối năm hoặc cuối quý nên ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách.
Thứ hai: Công tác thông tin tuyên truyền về Bộ luật Lao động đến mọi tầng lớp nhân dân lao động có lúc, có nơi chưa được sâu, sát và thường xuyên. Nhận thức, hiểu biết của người dân về lao động và chính sách về lao động còn hạn chế, từ đó dẫn đến các hành động tự phát trái với quy định của pháp luật như tranh chấp lao động vẫn xảy ra. Một số nhỏ bộ phận lao động khi đi làm việc còn có tư tưởng cục bộ, mang tính gia đình, địa phương không tuân thủ quy định của pháp luật từ đó dẫn đến việc không thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, xảy ra tranh chấp.
Thứ ba: phân công phối hợp giữa các phòng ban được quy định rõ ràng, tuy nhiên quy chế ràng buôc trách nhiệm giữa các phòng ban thực hiện chính sách chưa cao. Các đơn vị được phân công chưa làm hết trách nhiệm của mình nên ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực hiện chính sách
Thứ tư: quá trình tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế - Thực hiện chính sách đào tạo nghề
Chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn huyệnYên Phong đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực lao động của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.
Cơ cấu đào tạo theo trình độ còn chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu lao động của từng ngành, từng địa phương. Chưa đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề cho người lao động chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn chậm. Kết quả điều tra cho thấy người lao động cảm thấy công tác đào tạo, triển khai đề án cũng còn tồn tại những bất cập, hạn chế. Nổi bật là tình trạng đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu dẫn đến việc không ít lao động thanh tham gia học nghề nhưng không thể áp dụng thực tiễn hoặc không thể tồn tại lâu bền với nghề. Một số nghề phi nông nghiệp vẫn đào tạo theo hình thức, người lao động sau đào tạo khó có việc làm do yếu về tay nghề và thiếu về kinh nghiệm.
- Thực hiện chính sách cho nông dân vay vốn sản xuất
Tín dụng ưu đãi đối với người lao động đã được triển khai nhiều năm, như: đảm bảo nguồn vốn vay để người lao động vay để xuất khẩu lao động, đi học nghề, để sản xuất kinh doanh.... Tuy nhiên hiệu quả của chương trình chưa cao bởi một số cán bộ và nhiều người lao động chưa hiểu đầy đủ về nguồn vốn vay, chương trình cho vay, đối tượng được vay cũng như quy trình thủ tục cho vay nên lúng túng không tiếp cận được vốn vay. Hiểu biết của người lao động và cán bộ cơ sở về tín dụng ưu đãi còn hạn chế, trình độ quản lý chưa cao dẫn đến hiệu quả là nguồn tín dụng ưu đãi khó tiếp cận đến tay người lao động thực sự cần vốn
Sử dụng vốn vay của người dân chưa hợp lý, nhiều hộ vay được vốn chưa mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng không đáng kể.
Vốn chương trình Quỹ quốc gia về việc làm trên địa bàn huyện nhiều năm trở lại đây không được giao bổ sung, do vậy hiệu quả của việc tạo việc làm chưa cao.
Công tác xử lý thu hồi nợ đến hạn, lãi tồn đọng chưa được chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm nên khi có nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
- Thực hiện chính sách phát triển khu, cụm công nghiệp và làng nghề Trong quá trình triển khai chính sách xây dựng các khu, cụm công nghiệp cũng như chính sách phát triển làng nghề, có đơn vị chưa chú ý gắn kết với mục tiêu tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, trong đó có đến một nửa là lao động trẻ. Nói một cách khác huyện mới chỉ quan tâm đến việc làm sao thu hút được các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp và làng nghề thông qua việc hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, còn việc tạo việc làm cho nông dân như thế nào thì mới chỉ đưa ra các định hướng chứ chưa kết hợp cụ thể; chưa được thể hiện trong các bản kế hoạch, quy hoạch phát triển KT- XH địa phương. Nhiều doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất dẫn đến hạn chế tạo việc làm mới tại chỗ và thu hút người lao động vào làm việc.
Lượng lao động trong nông thôn dư thừa, song lại chưa đáp ứng với yêu cầu tuyển dụng từ phía các doanh nghiệp (như công ty TNHH Sam Sung yêu cầu độ tuổi tuyển dụng (từ 18-28 tuổi) đối với công nhân, trung cấp không quá 24 tuổi, cao đẳng không quá 25 tuổi, đại học không quá 26 tuổi và sử dụng lao động chủ yếu là nữ với tỷ lệ 85% lao động. Với Công ty Orion lại ưu tiên những người lao động nữ chưa có gia đình hoặc đã có gia đình nhưng chưa có nhu cầu sinh con hoặc không sinh nữa …). Các vị trí khác như kỹ thuật viên thì hầu hết các công ty đều tuyển lao động nam, không tuyển nữ, tuổi lại không quá cao, đối với trình độ đại học ưu tiên những người biết ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc...) và ngoại hình, chỉ tiêu lại ít, do đó rất khó khăn cho người lao động trong huyện khi đăng tuyển vào các công ty, hoặc có nhưng tỷ lệ trúng tuyển rất thấp.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đi lao động ở nước ngoài
Quản lý nhà nước về công tác chưa được quan tâm đúng mức; việc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất của cơ quan quản lý nhà nước đối với các DN chưa thường xuyên và kịp thời, nên đã xảy ra hiện tượng môi giới trong hoạt động xuất khẩu lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu laođộng.
Trình độ tay nghề của lao động xuất khẩu ra nước ngoài rất thấp, chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đồng thời lao động xuất khẩu thiếu kỷ luật và thiếu nghiêm túc trong công việc, trong thực hiện bảo hộ lao động hay tự bỏ hợp đồnglao động trốn ra ngoài sống bất hợp pháp. Vì vậy lao động xuất khẩu của Việt Nam luôn có thu nhập thấp hơn so với lao động xuất khẩu của các nước khác.
Thứ năm: Công tác đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách chưa thật sự chặt chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức. Trong quá trình thực hiện chính sách sử dụng nhiều nguồn lực của Nhà nước nhưng hoạt động thanh tra, kiểm tra trong những năm qua chưa có những hoạt động kiểm tra sâu sát, toàn diện và viêc sử phạt cũng chưa thực sự nghiêm minh.