Những bài học kinh nghiệm thựchiện chính sách tạo việclàm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân có thể rút ra được một số bài học về tạo việc làm cho nông dân huyện Yên Phong như sau:

Một là, trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế cho thấy, địa phương nào có sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, sự phối hợp của các ban, ngành và đơn vị có liên quan thì hiệu quả trong công tác thực hiện chính sách tạo việc làm mới được nâng cao.

Hai là, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm cho nông dân.Từ đó, các địa phương có sự triển khai phù hợp với điều kiện tại địa bàn, nhằm phát huy hiệu quả các giải pháp chính sách, tạo được việc làm, ổn định cuộc sống cho nông dân.

Ba là, tìm hiểu và nắm rõ thế mạnh của địa phương, thực hiện phát triển làng nghề và làng nghề truyền thống, tạo diều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương đồng thời thu hút nguồn lao động tại chỗ

Bốn là, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho nông dân thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng. Chính sách này chính là cầu nối tạo cơ hội cho người lao động chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn. Hơn nữa, thông qua việc hỗ trợ đã giúp cho người nông dân được học nghề, góp phần nâng cao được tay nghề và cải thiện tác phong lao động. Ngoài ra, họ có cơ hội được tiếp cận các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại, giúp giảm bớt sức lao động nhưng lại nâng cao năng suất công việc.

Năm là, khi thực hiện chính sách tạo làm tiến hành thực hiện đồng bộ các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Từ đó đa dạng hoá các hình thức tạo việc làm, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi giúp tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn. Đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để kí kết các hợp đồng xuất khẩu lao động, mở ra cơ hội cho nông dân được làm việc ở các thị trường lao động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Maylaysia.

Ở mỗi địa phương với các điều kiện riêng về tự nhiên, kinh tế, xã hội thì các giải pháp về tạo việc làm lại mang đặc trưng riêng, phù hợp với tiềm năng và phát huy các lợi thế. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung hiện nay, huyện Yên Phong cần tham khảo, vận dụng linh hoạt những bài học kinh nghiệm được rút ra ở các địa phương để có thể vận dụng, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho nông dân.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1, học viên tập trung làm rõ khung lý thuyết của chính sách tạo việc làm cho nông dân với hệ thống khái niệm: Nông dân, tạo việc làm,tạo việc làm cho nông dân, chính sách, chính sách tạo việc làm và thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân. Những nội dung của chính sách tạo việc làm cho nông dân được luận văn làm rõ để có cơ sở phân tích thực trạng ở chương 2. Một số kinh nghiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân của một số huyện lân cận hay có hoàn cảnh tương đồng để làm giá trị tham khảo cho huyện Yên Phong.

Có thể thấy đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước luôn quan tấm đến giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người nông dân nói riêng. Việc tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân góp tạo việc làm cho nông dân, tăng thu nhập. Tuy nghiên, việc thực hiện chính sách còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Và ở đây học viên đã tìm hiểu và đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện để từ đây làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao hơn.

Chƣơng 2:

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)