7. Kết cấu của Luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở tỉnh Lạng Sơn
Nhằm phát huy giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn, trong nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền và các đơn vị chức năng đã coi trọng công tác quản lý Nhà nước tại các điểm di tích. Các ban quản lý di tích được kiện toàn theo định kỳ, mỗi ban có từ 5-9 thành viên; thực hiện công tác thu, chi tài chính, quỹ công đức theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đến với công chúng. Hoạt động xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, tổ chức lễ hội đầu năm để tạo điểm nhấn thu hút lượng khách thập phương đến tham quan kết hợp tâm linh.
Các điểm di tích thường xuyên được quan tâm, chống xuống cấp như: đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ, Chùa Tiên, Chùa Thành, đền vua Lê Thái Tổ... từ nguồn kinh phí xã hội hoá và nguồn công đức. Sau trùng tu tôn tạo, một số di tích đã khang trang hơn, khuôn viên có thêm cây xanh, vệ sinh môi trường được bảo đảm. Công tác kiểm kê hiện vật, cổ vật tại 5 điểm di tích quốc gia đã được công nhận như: Chùa Tiên, Chùa Thành, đền Kỳ Cùng, đền Tả Phủ và nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ đều thực hiện đúng quy định. Về các hoạt động văn hoá, hàng năm, UBND TP Lạng Sơn đã chỉ đạo UBND các phường, xã có di tích phối hợp với các ban quản lý di tích tổ chức các hoạt động văn hoá lễ hội theo nghi thức dân gian, bảo đảm an toàn trật tự, tiết kiệm, văn minh, ngăn chặn tình trạng mê tín dị đoan.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang hình thành rõ nét loại hình du lịch kết hợp tâm linh và loại hình du lịch kết hợp mua sắm. Đối với loại hình du lịch kết hợp tâm linh, vai trò của các điểm di tích đang có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc thu hút khách du lịch. Trong vài năm gần đây, lượng khách du lịch đến địa bàn thành phố Lạng Sơn không ngừng tăng, chiếm khoảng 70% tổng lượng khách đến địa bàn toàn tỉnh. Năm 2013, tổng lượng khách đến địa bàn thành phố Lạng Sơn ước đạt khoảng 1,5 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với năm 2012. Trong 6 đầu năm 2014, tổng lượng khách ước đạt trên 900 nghìn lượt, tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó khách trong nước chiếm tỷ lệ cao và đến tham quan du lịch nhân dịp lễ hội đầu năm tại các điểm di tích đền chùa chiếm số đông.
Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động, khai thác các điểm di tích, công tác quản lý còn bộc lộ một số mặt hạn chế nhất định như: Một số hộ dân chưa nhận thức đầy đủ Luật Di sản văn hoá dẫn đến vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất đai trong khu vực vành đai bảo vệ di tích. Tại một số đền, chùa, khách tham quan cung tiến các đồ thờ tự tại các điểm di tích chưa đúng thủ tục, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chuyên môn. Một số hộ dân ở gần điểm di tích còn tăng giá một số dịch vụ, bắt chẹt khách tham quan. Vấn đề vệ sinh môi trường chưa thực sự quan tâm...
Việc khai thác giá trị các di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn TP Lạng Sơn nói riêng đã góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và đã tạo ra những điểm nhấn trong các tour, tuyến du lịch nội địa. Nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960- 9/7/2014), ngày du lịch thế giới (27/9), Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã triển khai xây dựng kế hoạch tuyên truyền về Ngày du lịch Việt Nam với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chủ đề tuyên truyền của Ngày Du lịch Thế giới năm 2014: “Du lịch và sự phát triển cộng đồng”. Đây là dịp để các cấp, ngành chức năng đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu tôn tạo các di tích, giữ gìn vệ sinh môi trường; đặc biệt cần phát huy mạnh mẽ vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động du lịch; mỗi người dân cần thể hiện rõ vai trò tích cực trong việc quảng bá giá trị các di tích, danh thắng. Hoạt đông xúc tiến du lịch cần tăng cường hợp tác liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn kết với các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn một cách có hiệu quả.