7. Kết cấu của Luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng
Qua nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương trong nước có ngành du lịch phát triển, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Cao Bằng, như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai tác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch.
Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú
đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt
Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thế nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của tỉnh Cao Bằng phát triển.
Thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền , xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của tỉnh Cao Bằng phát triển.
Thứ năm, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là khách quốc tế.
Thứ sáu, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tương phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiên thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch
Thứ bảy, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch . Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hoá kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch./.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến và làm rõ những cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Chương này gồm 03 nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đó là:
Những khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch, hoạt động du lịch, quản lý nhà nước về du lịch: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đã xuất hiện lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Trong thực tế có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về du lịch khác nhau nhưng có thể hiểu về du lịch như sau: du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên; mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắm; nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, du lịch thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan đến du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quy trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội đặt ra.
Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch:
Du lịch là hoạt động liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nếu buông lỏng quản lý nhà nước để tự nó phát triển, hoạt động du lịch sẽ bị chệnh hướng, thị trường bị lũng đoạn, tài nguyên du lịch bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo du lịch phát triển bền vững. Quản lý nhà nước có vai trò định hướng điều tiết, tạo sự thống nhất trong tổ chức hoạt động, điều hòa quan hệ giữa du lịch với các ngành khác.
Những yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: về điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; Chính sách phát triển du lịch; các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Quản lý nhà nước về du lịch: đề tài này nghiên cứu về quản lý nhà nước về du lịch cho nên luận văn cần có những nghiên cứu về lý thuyết quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch qua việc làm rõ những đặc điểm vai trò, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch. Từ đó có thể hiểu sâu hơn thế nào là quản lý nhà nước về du lịch để có những cơ sở lý thuyết quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề tại tỉnh Cao Bằng.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số tỉnh, thành phố trong nước để từ đó là bài học cho Cao Bằng trong việc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý nhà nước về du lịch để tiến kịp và sánh nganh các tỉnh, thành phố có ngành du lịch đang phát triển nổi bật.
Chương 2
THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG