7. Kết cấu của Luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở các tỉnh Tây Nguyên
Vấn đề "Liên kết, Hợp tác và Hội nhập" có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của cả quốc gia, của mỗi vùng và của mỗi địa phương. Đối với sự phát triển của du lịch Vùng Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Liên kết, hợp tác trong xây dựng các chương trình du lịch (tour du lịch) chung của toàn Vùng: bên cạnh việc chủ động xây dựng và phát triển các chương trình du lịch riêng mang tính đặc thù của mỗi địa phương (theo chiến lược phát triển du lịch của mỗi tỉnh), các tỉnh trong Vùng cần phối hợp xây dựng các chương trình du lịch chung của toàn Vùng trên cơ sở những định hướng đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Liên kết, hợp tác trong đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng: Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng cần được xây dựng trong chiến lược phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một thực tế là việc đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch ở hầu hết các địa phương ở Tây Nguyên còn dàn trải, thiếu tập trung để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao; đầu tư còn thiếu sự hợp tác giữa các địa phương nên dẫn đến sự trùng lặp về sản phẩm. Kết quả là gây lãng phí trong đầu tư và làm suy giảm sức hấp dẫn du lịch chung của toàn Vùng cũng như làm gia tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, việc hợp tác trong nghiên cứu đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch
đặc thù của Vùng, tránh sự trùng lặp về sản phẩm là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi các địa phương trong Vùng phải có sự hợp tác chặt chẽ. Cụ thể đối với mỗi loại sản phẩm du lịch cần liên kết hợp tác giữa các địa phương như sau:
Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ, du lịch chữa bệnh phục hồi sức khỏe: với loại sản phẩm du lịch này, một số tỉnh trong Vùng Tây Nguyên có lợi thế để phát triển như Lâm Đồng với các khu du lịch Đan Kia Suối Vàng, Tuyền Lâm; Kon Tum với khu du lịch Măng Đen… Đây đều là những khu du lịch quốc gia, có khí hậu trong lành (ôn đới trong lòng nhiệt đới), có cảnh quan đẹp gắn liền với các giá trị văn hóa bản địa…, có thể đầu tư xây dựng thành các khu du lịch nghĩ dưỡng tầm cỡ trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, đây là những khu du lịch có các giá trị tài nguyên tương đồng, do vậy cần phải có sự liên kết, hợp tác giữa Lâm Đồng và Kon Tum trong việc xây dựng quy hoạch, mô hình kiến trúc xây dựng, quy mô đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng để tránh trùng lặp…, có như vậy thì mới tạo ra được tính hấp dẫn du lịch và khả năng cạnh tranh.
Du lịch tham quan thắng cảnh: hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đề có nhiều thắng cảnh đẹp, hấp dẫn (các rừng thông; các nông trường cà phê, cao su; hệ thống thác nước; đèo núi hùng vĩ; các buôn làng dân tộc gắn với các Nhà Rông, Nhà Dài, Nhà Sàn, Nhà Mồ… mang tính đặc trưng riêng của Tây Nguyên). Để khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên này thì đòi hỏi các tỉnh trong Vùng cần có mối liên kết hợp tác để xây dựng thành các sản phẩm du lịch vừa mang những nét riêng cho địa phương, nhưng lại mang dấu ấn chung cho toàn Vùng. Có như vậy mới tránh được sự trùng lặp, tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh.
Du lịch nghiên cứu sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn: Các tỉnh ở Tây Nguyên đều có vườn quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú, trong đó có những hệ sinh thái điển hình. Đây là những giá trị tài nguyên rất đặc sắc và là thế mạnh của Tây Nguyên để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái. Tuy nhiên, để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái có hiệu quả, hấp dẫn, không trùng lặp giữa các vườn quốc gia, thì các Ban quản lý vườn quốc gia nói riêng và các tỉnh trong vùng nói chung cần liên kết hợp tác trong quy hoạch, xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái, đầu tư phát triển sản phẩm riêng biệt (chuyên nghiên cứu về voi ở Yok Don, tham quan nghiên cứu về sâm Ngọc Linh…) để tạo thành một “sản phẩm chung” cho toànvùng.
Du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên: Giá trị văn hóa bản địa là nét đặc trưng riêng của Tây Nguyên, là sự khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Đây là một lợi thế so sánh để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của Tây Nguyên. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa này lại có ở hầu hết các tỉnh trong Vùng, do vậy để tránh trùng lặp giữa các địa phương trong việc khai thác phát triển sản phẩm du lịch, cần thiết phải có sự liên kết và hợp tác giữa các tỉnh để xây dựng những sản phẩm du lịch có chất lượng, mang hình ảnh chung của toàn Vùng. Trước hết, các tỉnh cần tập trung liên kết hợp tác trong việc đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Không
gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch. Đây sẽ là sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc Tây Nguyên (là sản phẩm du lịch chung cho tất cả các tỉnh trong Vùng). Ngoài ra, mỗi tỉnh cần khai thác các giá trị đặc trưng riêng của mình để xây dựng các sản phẩm du lịch, tránh trùng lặp (ví dụ, các sản phẩm du lịch gắn với hình ảnh Nhà Rông, Nhà Mồ là nét đặc trưng của Kon Tum, Gia Lai; gắn với hình ảnh Nhà Dài là nét đặc trưng của Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; các sản phẩm du lịch gắn với hình ảnh Voi Bản Đôn là nét đặc trưng riêng của Đắk Lắk…).
+ Liên kết, hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao: Nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh trong Vùng Tây Nguyên còn thiếu về số lượng, yếu kém về chất lượng, do vậy liên kết, hợp tác trong đào tạo là rất quan trọng. Đây là một nội dung hợp tác nhằm nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý, của các nhân viên phục vụ du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế về vị trí và tiềm năng của của mỗi địa phương trong Vùng. Thông qua sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, và tạo ra được một mặt bằng chung về chất lượng sản phẩm du lịch trong Vùng, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Liên kết, hợp tác trong xây dựng một chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch Vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn: Đây là một nội dung liên kết, hợp tác quan trọng cần sớm được triển khai trong thực tế bởi kết quả của sự liên kết, hợp tác này sẽ đem lại nhiều lợi ích chung, đồng thời giảm được chi phí cho quảng bá xúc tiến của mỗi địa phương.