7. Kết cấu của Luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn Tỉnh
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả đòi hỏi phải gắn công tác đào tạo với quy hoạch sử dụng, đãi ngộ và đánh giá nhân lực. Cần đào tạo, bồi dưởng trên cơ sở nhu cầu của mỗi loại hình công việc, để từ đó kế nhiệm đối với nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyên môn để tránh tình trạng ngắt quãng khoảng cách, hụt hẫng giữa các thế hệ.
- Thứ nhất, đối với nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch:
Cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao, đào tạo lại theo hướng chuẩn hóa trình độ từ cử nhân trở lên, chuyên ngành du lịch, văn hóa. Có kiến thức sâu rộng về du lịch, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ và tin học văn phòng để có thể đảm đương các công việc như: Xúc tiến du lịch, hợp tác quốc tế trong du lịch, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, các điểm, khu du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư du lịch.
Hàng năm tổ chức chương trình hội thảo về Du lịch và các kỹ năng quản lý, quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; mời các chuyên gia và những nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện trao đổi, học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm quản lý đối với Du lịch Cao bằng.
Ban Quản lý các khu du lịch cần phối hợp với Sở VHTT&DL, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư du lịch về nhu cầu nguồn nhân lực để tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sát với thực tế phục vụ cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Nguồn kinh phí đào tạo từ Ngân sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước thông qua các dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam.
- Thứ hai, đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch:
Bao gồm nguồn nhân lực thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp, quản trị tác nghiệp, trực tiếp cung ứng dịch vụ và đảm bảo các điều kiện kinh doanh. Đây là nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhưng trong thời gian qua, trong thực tế số lượng đã qua đào tạo còn thấp. Thêm vào đó công việc đào tạo bồi dưỡng chưa thường xuyên và chưa được các chủ sử dụng lao động quan tâm đúng mức, dẫn tới tình trạng kỹ năng phục vụ chưa cao, chưa chuyên nghiệp; tinh thần, thái độ và khả năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch còn hạn chế nhất là khả năng sử dụng tiếng nước ngoài.
Để khắc phục tình trạng này cần phải xác định đào tạo nghề một cách cơ bản ở trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Cần phối hợp liên kết với một số trường cao đẳng Du lịch, trung cấp, cơ sở dạy nghề để bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng này, như lớp kỹ năng ứng xử, kỹ năng phục vụ bàn, dọn phòng, giao tiếp, kinh doanh, các lớp cứu hộ, bảo vệ an ninh…
- Thứ ba, đối với nguồn nhân lực là thuyết minh viên, hướng dẫn viên:
Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chuyên nghiệp, trình độ, kiến thức sâu rộng và văn hóa của mình. Đây là đội ngũ tạo hình ảnh của du lịch Cao Bằng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, đem đến cho du khách cảm nhận sự chu đáo, hoạt bát, thân thiện đối với du khách. Có thể nói, đội ngũ thuyết minh viên là cầu nối giữa Cao Bằng và công chúng tham quan thông qua việc truyền tải những thông tin lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng, giới thiệu văn hóa Cao Bằng.
Trong thời hội nhập hiện nay, dù phương tiện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng có hiện đại đến đâu chăng nữa… nhưng không thể thay thế được vai trò của người thuyết minh, hướng dẫn viên. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo không khí sinh động, cởi mở và sự hài lòng của du khách, nâng giá trị hiện vật trưng bày và gởi gắm những giá trị lịch sử, giá trị nhân văn sâu sắc trong mỗi hiện vật, di tích, văn hóa đến với khách tham quan. Vì vậy, đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên phải có kiến thức rộng, tổng hợp nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, của địa phương. Phải có kỹ năng xử lý các tình huống, phong cách linh hoạt và thông minh. Đội ngũ thuyết minh không đơn thuần là một hướng dẫn viên mà phải xem mình là một nghệ sỹ, một nhà thuyết trình, vậy nên:
- Cần phải bồi dưỡng và thường xuyên trao dồi nghiệp vụ cho đội ngũ này bằng nhiều hình thức như đào tạo ngắn hạn, tập trung với các chuyên ngành du lịch, bảo tồn – bảo tàng. Nâng cao kỹ năng và kiến thức thông qua các hội thi như: Hội thi "Thuyết minh giỏi”, tập huấn thuyết minh, viết bài nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện văn hóa – lịch sử cao Bằng.
- Phối hợp với các trường Đại học Văn hóa, trường Du lịch tổ chức các lớp “Hướng dẫn viên du lịch” cho các cơ sở du lịch. Sau khi kiểm tra chất lượng khóa học thì cần cấp thẻ hướng dẫn viên. Bên cạnh đó cần cho phép đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (khi được cấp thẻ) được phép hướng dẫn và giới thiệu cho du khách khi vào thăm quan di tích văn hóa- lịch sử.
- Quan tâm bồi dưỡng các lớp bên cạnhnghiệp vụ chuyên môn, cần lồng ghép các môn học về văn hóa, lịch sử, địa lý, pháp luật, tâm lý học, ngoại ngữ, kỹ năng ứng xử,… Được như vậy đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên vừa có kiến thức về chuyên môn, vừa có kiến thức xã hội và kỹ năng làm tốt nhiệm vụ của mình, tăng cường hoạt động thông tin và tạo sự tin tưởng cho du khách.