7. Kết cấu của Luận văn
3.3.2. Đối với tỉnh Cao Bằng
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến mới, tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực du lịch góp phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của du lịch địa phương
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 92/NĐ –CP, ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới và Chỉ thị số 14/CT – TTg, ngày 02/7/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường hiệu lực nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng, các ngành chức năng tỉnh quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Pác Bó - Hà Quảng, Cao Bằng.
Đề nghị Sở VHTT&DL quan tâm hỗ trợ huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Phục Hòa, Trùng Khánh thực hiện các nhiệm vụ khôi phục, lưu giữ các nét đẹp trong văn hóa người dân tộc trên địa bàn các huyện; quan tâm phân bổ kinh phí bảo dưỡng, trùng tu, tôn tạo các di tíc văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ du lịch, các kỹ năng phục vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên thực hiện nhiệm vụ phục vụ các hoạt động du lịch.
Đề nghị Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng sớm trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tuyển dụng, bổ sung biên chế cho các Ban quản lý các khu di tích, danh lam thắng cảnh để đảm bảo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh trong thời gian tới.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 đã đưa ra những dự báo phát triển ngành du lịch phương hướng, và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch.
Cụ thể đã giải quyết được những vấn đề sau:
Quan điểm của Đảng về phát triên du lịch: tập trung vào các quan điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu; phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; đẩy mạnh xã hội hóa du lịch.
Phương hướng phát triển du lịch tập trung vào các vấn đề: về vốn và sử dụng vốn; về có chế chính sách; gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế chung; đổi mới tư duy về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch; đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh: Đó là các giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách du lịch; về xây dựng quy hoạch, kế hoạch; về kiện toàn bộ máy quản lý ngành du lịch của tỉnh; về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; quảng bá, xúc tiến du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ hoạt động du lịch của tỉnh; giữ gìn tôn tạo tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và về thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về du lịch.
Tác giả luận văn mong muốn những những ý tưởng đề xuất giải pháp trên sẽ góp phần hữu ích đối các cơ quan QLNN nghiên cứu thúc đẩy hoạt động du lịch Cao Bằng đúng định hướng, đúng mục tiêu và quan điểm của Đảng, Nhà nước, với phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Trung ương và đối với tỉnh Cao Bằng: tiếp tục công tác chỉ đạo điều hành tập trung tháo gỡ các khó khăn trước mắt, ưu tiên giành nội lực tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã đặt ra.
KẾT LUẬN
Du lịch của Cao Bằng trong những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, chưa khai thác được tiềm năng du lịch của tỉnh. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn tỉnh góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạtđộng du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay.Theo đó, luận văn đã nêu ra khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch; các loại hình du lịch , vai trò kinh tế, chính trị , văn hóa, xã hội và môi trường của du lịch trong nền kinh tế - xã hội, quan điểm , đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch, vai trò của quản lý nhà nước về du lịch trong nền kinh tế thị trường, nội dung quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền cấp tỉnh
Nghiên cứu kinh nghiệm cuả các địa phương làm tương đối tốt về công tác qản lý nhà nước đối với du lịch, rút ra bài học cho Cao Bằng.
Thông qua việc phân tích tình hình phát triển du lịch của tỉnh để làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở các nội dung về tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển; tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; chính sách du lịch; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; đào tạo bồi dưỡng về nhân lực du lịch; thanh tra kiểm tra các hoạt động du lịch. Từ đó, rút ra được những thuận lợi và hạn chế trong việc quản lý nhà nước về du lịch, nguyên nhân của những hạn chế đó
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối vơi du lịch ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. Tập trung các giải pháp về quan điểm mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh: bổ sung và hoàn thiện quy hoạch; hệ thống văn bản pháp luật và chính sách trong quản lý; đổi mới kiện toàn bộ máy;nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ hoạt
động du lịch;giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường; thanh tra kiểm tra trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.
Với những nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn , học viên hy vọng đề tài sẽ góp phần định hướng, hệ thống thống hóa và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy hoạt động du lịch tỉnh Cao Bằng phát triển trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch, Tạp chí quản lý nhà nước, (132).
2. Phan Thanh Biên (2013), “Quản lý Nhà nước về khai thác di tích lịch sử và danh thắng tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công – Học viện Hành chính Tp. HCM
3. Các Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23.
4.Chính phủ (2007), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 01/06/2007, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
5. Trịnh Xuân Dũng (1989), Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. Đại học Luật Hà Nội (2010), Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã hội. 8. Nguyễn Minh Đức (2007) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII
10. Nguyễn Hữu Hải (2012), Quản lý học đại cương, Học viện hành chính. 11. Nguyễn Hữu Hải (2010), Lý luận hành chính nhà nước, Học viện Hành chính.
12. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến Sý quản lý Hành chính nhà nước, Học viện Hành chính.
13. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý nhà nước về Kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
15. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước về xã hội
16. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển bền vững, Khoa Du Lịch, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
17. Nguyễn Văn Lưu (2014), Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN, NXB Văn hóa Thông tin.
18. Luật Di sản Văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam (2017), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam (2017), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc Hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội. 22. Tổng cục Du lịch – IUCN – ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học, Hà Nội.
23. Tổng cục Du lịch (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng Luật Du lịch Việt Nam, Hà Nội. 24. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
25.. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Nguyễn Đình Thanh (2008), Di sản văn hóa Bảo tồn và phát triển, Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
27. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan du lịch, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 28. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2473/QĐ – TTg, ngày 30/12/2011, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
29. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 04/9/2013, Về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
30. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị quyết Số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014, Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
31. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 512/QĐ-TTg. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
32. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 02/7/2015, Về tăng cường hiệu lực QLNN, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Một số văn bản vủa tỉnh Cao bằng
33. Ban chỉ đạo Thực hiện chương trình phát triển du lịch Cao Bằng, số 2295/KH-BCĐ, Thực hiện phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020.
34. Báo cáo số 60/BC-TTr Thanh tra Sở VHTTDL ngày 24 tháng11 năm 2015 Tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra năm 2015
35. Báo cáo số 43/BC-TTr Thanh tra Sở VHTTDL ngày 14 tháng11 năm 2016,Tổng kết năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017
36. Báo cáo số 44/BC-TTr Thanh tra Sở VHTTDL ngày 22 tháng 3 năm 2018, Kết quả công tác năm 2017 và 03 tháng đầu năm 2018
37. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2013), Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 31/10/2013, Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
38. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2014),Quyết định 1402/QĐ-UBND ngày 17/9/2014, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng.
39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015), QĐ 2255/QĐ-UBND ngày 26/11/2015, về việc thực hiện Nghị quyết 92 của Chính phủ
40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Số1442 /QĐ-UBND ngày 24/8/2016 Về việc phê duyệt Đề án thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020
41. Tỉnh ủy Cao Bằng, số 10- CTr/TU ngày 29/4/2016, Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. 42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2015) , Quyết định Số: 2498/QĐ-UBND Về việc thành lập Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng
43. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2016), Quyết định 436/QĐ-UBND, Phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.