Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng

Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá, có tiềm năng, Cao Bằng có thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch lịch sử cách mạng, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch biên giới... diện tích tự nhiên là 6.724,6 km², vùng địa lý đa dạng đã tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, mang đậm chất tự nhiên và giá trị du lịch.

Hệ thống di tích lịch sử cách mạng và các danh lam thắng cảnh... được giữ gìn, tôn tạo. Hiện nay, toàn tỉnh có 215 di tích, trong đó: có 29 di tích xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có 02 di tích Quốc gia đặc biệt là Khu di tích Pác Bó (huyện Hà Quảng) và Khu rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình); 69 di tích xếp hạng cấp tỉnh... Các di tích đã xếp hạng, được xây dựng bia để bảo vệ và phát huy giá trị. Bên cạnh đó, Cao Bằng còn có một kho tàng văn hóa, văn học – nghệ thuật, dân ca, dân nhạc, dân vũ, dân gian truyền thống phong phú, đặc sắc đã, đang và tiếp tục được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy. Đặc biệt, Then Tày và Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. Là địa bàn của hơn 95% đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có nét sinh hoạt văn hóa riêng, tạo nên vùng đất văn hóa đa sắc tộc, thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

Về sản phẩm du lịch tại Cao Bằng: Khá đa dạng, phong phú, ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống như du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch biên giới, du lịch khám phá hang động, du lịch tâm linh… thì loại hình du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, thưởng thức các quy trình làm nghề truyền thống và nghỉ trong các homestay tại làng dân tộc Nùng An (huyện Quảng Uyên), dân tộc tày bản Lũng Niếc (huyện Trùng Khánh), dân tộc Lô Lô bản Khuổi Khon, (huyện Bảo Lạc). Khám phá các làng du lịch cộng đồng: dân tộc tày tại bản Lũng Niếc tại Trùng Khánh, dân tộc Lô Lô tại bản Khuổi Khon, huyện Bảo Lạc. Ngoài ra, du khách khi đến Cao Bằng còn được tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển về vùng đất nơi đây qua các điểm di sản địa chất nổi bật là: Bazan Cầu gối đèo Mã Phục, đỉnh Phja Oắc, các bãi hóa thạch: Cúc đá, san hô cổ, tay cuộn,...Hiện tại, loại hình du lịch mạo hiểm là Du xuồng trên sông Quây Sơn, du lịch xe đạp địa hình đang được nghiên cứu thử nghiệm để thời gian tới đưa vào khai thác.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 05 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 01 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, với 22 hướng dẫn viên du lịch, trong đó hướng dẫn viên du lịch quốc tế là: 11 người. các đơn vị lữ hành đều đủ năng lực đưa đón khách du lịch theo yêu cầu

Các sản phẩm du lịch đặc trưng: - Du lịch sinh thái:

+ Khám phá đỉnh núi Phja Oắc, đồi chè Phja Đén, huyện Nguyên Bình. + Làng du lịch một sao Hồ Thang Hen, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh.

- Du lịch cộng đồng, trải nghiệm làng nghề:

+ Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Nơi đồng bào dân tộc Lô Lô sinh sống); + Xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (Nơi đồng bào dân tộc Dao Tiền sinh sống);

+Xóm làm Hương Phja Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên; + Xóm làm nghề rèn Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên;

+ Du lịch cộng đồng gắn với Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành huyện Phục Hòa (Lễ hội Nàng Hai được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia ngày 20/6/2017 theo Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

- Du lịch tâm linh:

+ Điểm du lịch Giộc Đâư, huyện Trà Lĩnh;

+ Chùa Trúc Lâm Tà Lùng, huyện Phục Hòa.

- Khám phá Hang động:

+ Động Ngườm Ngao, huyện Trùng Khánh + Động Ghị Rằng, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh

- Du lịch cửa khẩu:Cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu; Cửa khẩu Hùng Quốc - Long Bang

- Du lịch lịch sử:

+ Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, huyện Hà Quảng

+ Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình + Di tích lịch sử Chiến thắng Biên giới 1950, huyện Thạch An

+ Cụm di tích Hào Lịch - Lam Sơn huyện Hòa An

- Du lịch ngắm cảnh:

+ Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh; Mắt thần núi hồ Nặm Chá, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh; Sông nước đồng lúa Phong Nặm, Ngọc Côn huyện Trùng Khánh.

-Du lịch Trekking (Đi bộ trải nghiệm)

Tuyến trải nghiệm 4 làng nghề (làm Hương - đan Sọt - giấy bản - làm ngói).

Các tuyến du lịch đang đang thử nghiệm:

+ Du lịch trải nghiệm xe đạp địa hình:Tuyến đi dọc sông Quây Sơn (Thị trấn Trùng Khánh - Khâm Thành - Ngọc Khê - Đình Phong - Trí Viễn - Đàm Thủy - Lũng Niếc (xã Đàm Thủy); Tuyến trải nghiệm 4 làng nghề (làm hương - đan sọt - giấy Bản - làm ngói ).

+ Du xuồng trên sông Quây Sơn, Trùng Khánh

+ Du thuyền mạo hiểm qua mốc Thiêng Qua, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc

Du lịch theo 3 tuyến du lịch trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

+ Tuyến số 1: Tuyến Du lịch cụm phía Tây “Khám phá Phia Oắc – vùng núi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình);

+ Tuyến số 2: Tuyến du lịch cụm phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (gồm huyện Hòa An và Hà Quảng);

+ Tuyến số 3: Tuyến Du lịch cụm phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ xở thần tiên” (gồm 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang).

Với lợi thế về tiềm năng du lịch như vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, với sự phối kết hợp của các Ban, ngành, các địa phương và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, đã tạo điều kiện cho Du lịch Cao Bằng phát triển, cơ sở hạ tầng, hoạt động quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch được quan tâm đầu tư. Kết quả: lượng khách, doanh thu, thu nhập xã hội từ du lịch tăng theo từng năm. Tư duy về cách làm du lịch đã có sự chuyển biến tích cực. Đóng góp không nhỏ vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)