Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,

Để thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo của trung ương đã nêu trên, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản pháp luật:

- Quyết định số 1783/QĐ – UBND ngày 20/11/2012, Phê duyệt tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Từ đó đến nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch luôn được tập trung, chỉ đạo. Các cấp ủy và chính quyền Cao Bằng đã đề ra những chủ trương, chiến lược, quy hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh;

- Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định 2255/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Cao Bằng cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu dịch vụ, tạo tiền đề vững chắc đến năm 2030 du lịch có vị trí trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung, với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ;

- Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 22/12/ 2015của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Công viên địa chất tỉnh Cao Bằng, thuộc phạm vi gồm 9 huyện (Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và Thạch An) với diện tích khoảng 3.072 km2, với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo và có ý nghĩa giá trị quốc tế. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã có các quyết định thành lập Ban Quản lý CVĐC tỉnh Cao Bằng trực thuộc Sở VHTT&DL; Phê duyệt Đề án thành lập, xây dựng và phát triển CVĐC tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020; thành

lập Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng với 28 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo; thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng với 34 thành viên; Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định 34/2016 QĐ-UBND ngày 20/12/2016, Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Quyết định 436/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016, phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Phân bố không gian phát triển du lịch - Các cụm du lịch:

+ Cụm du lịch trung tâm (thành phố Cao Bằng và phụ cận): Định hướng phát triển du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, du lịch quá cảnh, tham quan, nghiên cứu, du lịch công vụ, thương mại...

+ Cụm du lịch phía Bắc (Pác Bó và phụ cận, thuộc địa phận huyện Hà Quảng): Là cụm du lịch tâm linh có ý nghĩa quan trọng không những chỉ đối với Cao Bằng mà còn đối với cả nước. Định hướng phát triển du lịch hành hương về cội nguồn, du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục....du lịch sinh thái

+ Cụm du lịch phía Đông (Bản Giốc - Ngườm Ngao và phụ cận, thuộc địa phận huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh): Định hướng phát triển du lịch tham quan cảnh quan, văn hóa tâm linh, bản văn hóa, nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, thể thao, mạo hiểm...., du lịch sinh thái, du lịch biên giới; + Cụm du lịch phía Tây (Phja Đén, Phja Oắc, rừng Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận huyện Nguyên Bình): Trung tâm của cụm là Phja Đén. Định hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ cuối tuần, các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch văn hóa: tham quan các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc;

+ Các cụm du lịch phụ trợ: gồm cụm du lịch Đông Nam (Thạch An, Phục Hòa), hướng khai thác phát triển du lịch văn hóa và cửa khẩu biên giới và cụm du lịch Tây Bắc (Bảo Lạc, Bảo Lâm), khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng;

- Các điểm du lịch:

+ Các điểm du lịch cấp quốc gia: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng), Khu du lịch Thác Bản Giốc - Ngườm Ngao (huyện Trùng Khánh), Khu du lịch Phja Đén, Phja Oắc (huyện Nguyên Bình), Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình);

- Các điểm du lịch cấp vùng và địa phương: thành phố Cao Bằng, các điểm du lịch lịch sử văn hóa ở huyện Hoà An, Khu du lịch sinh thái - tâm linh Hồ Thăng Hen, động Giộc Đâu (huyện Trà Lĩnh), Khu di tích lịch sử chiến thắng Đông Khê (huyện Thạch An).

Tăng cường công tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao tại các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Có chính sách cụ thể ưu đãi về thuế, tiền thuê đất…để thu hút nhà đầu tư xây dựng một số trung tâm vui chơi, giải trí hỗn hợp về văn hóa, thể thao…. Phục vụ cho nhiều đối tượng ở các tuyến du lịch, điểm dừng chân, điểm tham quan để thu hút và giữ chân du khách.

Khuyến khích các hoạt động đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn; tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp biển hiệu chứng nhận đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở ăn uống nghiên cứu, phát triển những món ăn truyền thống, đặc trưng của địa phương để xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn xuất xứ. Tăng cường đào tạo, huấn luyện đội ngũ phục vụ trong cơ sở ăn uống chuyên nghiệp, có kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, am hiểu văn hóa ẩm thực địa phương để tư vấn, giới thiệu cho khách.

Khuyến khích các hoạt động đầu tư nâng cấp và xây dựng các điểm mua sắm, cửa hàng bán các sản phẩm lưu niệm, quà tặng, sản phẩm đặc sản, sản phẩm một số làng nghề thủ công truyền thống Cao Bằng. Tổ chức kiểm tra, thẩm định và cấp biểu hiện chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn về xuất xứ, chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm…. phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Phối hợp thực hiện Dự án Khu nghỉ dưỡng cáo cấp thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh giai đoạn 2. Triển khai các hạng mục trong khu vực hợp tác chung giữa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc tại khu du lịch Bản Giốc; các dự án đừơng trục chính đến khu du lịch thác Bản Giốc.

Tiếp tục triển khai các dự án thuộc Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Pác Bó; xây dựng Nhà tưởng niệm các danh nhân tại khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo.

Tập trung xây dựng, triển khai Dự án Khu biểu diễn thực cảnh tại xã Minh Long, huyện Hạ Lang.

Tiếp tục triển khai các dự án về hạ tầng giao thông: Cải tạo, nâng cấp đoạn đường tỉnh lộ 212 lên đỉnh Phja Oắc trong Khu du lịch Phja Oắc, Phja Đén; Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ tỉnh lộ 206 vào Khu du lịch động Ngườm Ngao; Xây dựng đường giao thông nội bộ trong khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, Trùng Khánh. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ danh lam thắng cảnh quốc gia Động Hang Dơi (xã Đồng Loan, Hạ Lang) đến Khu du lịch Thác Bản Giốc.

Xem xét đầu tư các dự án như: tôn tao khu vực Nhà Đỏ và cơ sở hạ tầng cho trung tâm Phja Đén, huyện Nguyên Bình; Dự án xây dựng Điểm du lịch động Giộc Đâư, Hồ Thăng Hen huyện Trà Lĩnh; Dự án phát triển Điểm du lịch biên giới Thiêng Quang tại xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)