7. Kết cấu của Luận văn
2.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn Tỉnh
Đối với công tác quản lý nguồn nhân lực về du lịch trong những năm qua đã từng bước cải thiện, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về du lịch tỉnh đã đạt những kết quả tích cực.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cộng đồng dân cư quanh vùng có khu, điểm du lịch về vị trí, vai trò các ngành nghề du lịch, những lợi ích từ hoạt động du lịch mang lại để tạo sự đồng thuận chung trong phát triển du lịch.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp khách hàng, ngoại ngữ giao tiếp thông dụng cho lực lượng lao động tại chỗ phù hợp với thực tế địa phương; đặc biệt quan tâm đến cộng đồng dân tộc thiểu số ít người tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch giản đơn tại các khu, điểm du lịch, tạo điều kiện vừa lao động ngành nghề khác vừa có thể tham gia hướng dẫn khách du lịch tham gia hoặc phục vụ lưu trú, ăn uống, trải nghiệm tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng, làng nghề thủ công truyền thống.
Kiện toàn và bổ sung đội ngũ quản lý và cán bộ chuyên trách làm công tác du lịch. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nghiệp vụ
du lịch cho các cơ sở lưu trú. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vị trí và vai trò quan trọng của ngành du lịch tỏng quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Sở VHTT&DL đã tổ chức thực hiện được 02 lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nguồn nhân lực du lịch, đồng thời phối hợp với ban quản lý Công viên địa chất chức 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về Công viên địa chất Non nước Cao Bằng tại huyện Nguyên Bình[ 36].
- Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ năng cho 20 thuyết minh viên hướng dẫn viên tiếng Anh tại các điểm di sản địa chất, phục vụ cho đón tiếp đoàn thẩm định UNESCO đánh giá, chấm điểm CVĐC Non nước Cao Bằng.
- Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Di sản địa chất và Công viên địa chất, gồm:
+ Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CVĐC Non nước Cao Bằng cho hơn 150 cán bộ, công chức và người lao động tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
+ 01 lớp tập huấn, tuyên truyền cho khoảng 50 cán bộ, phóng viên Báo, Đài PTTH tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí đóng trên địa bàn tỉnh
+ 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về Di sản địa chất và CVĐC, nghiệp vụ du lịch cho hệ thống 22 đối tác của CVĐC Non nước Cao Bằng;
+ 07 lớp tập huấn tại các huyện; Nguyên Bình, Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Hòa An cho 500 cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý; lao động tại accs đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn 07 huyện
- Sở VHTT&DL chỉ đạo, hỗ trợ Hiệp hội du lịch Cao Bằng phối hợp với Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý khách sạn là Lễ tân năm 2017 cho 70 học viên trên toàn tỉnh.
- Bằng nguồn vốn ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thuộc Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Ban thực hiện dự án đã chỉ đạo, tổ chức trên 60 cuộc hội thảo, lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn kiến thức về du lịch, du lịch cộng đồng; Đào tạo về phục hồi các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, thành lập 01 đội văn nghệ bản Pác Rằng phục vụ khách du lịch; tổ chức 02 lớp đào tạo tiếng Anh du lịch cộng đồng. Tổ chức 04 lớp tập huấn kiến thức du lịch cho người dân tham gia dịch vụ bán hàng, thợ chụp ảnh tại Khu di tích Pác Bó, Khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao.
- Sở VHTT&DL phối hợp với Trung tâm phát triển cộng đồng (Helvetas) tổ chức 01 lớp tập huấn kiến thức du lịch cho cộng đồng dân tộc Lô Lô tại bản Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc.
Như vậy cho thấy hoạt động nâng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác quản lý, nhân sự được quan tâm, nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh du lịch cho đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh du lịch. Vìvậy, chất lượng lao động của ngành Du lịch đã có sự thay đổi tích cực. Số lao động đào tạo về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học có xu hướng tăng. Các chương trình tập huấn văn hóa ứng xử du lịch, tổ chức lớp tập huấn quản lý nhà nước về du lịch cho các cơ sở du lịch và các đơn vị liên quan. Tiêu biểu như: lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân, hướng dẫn viên và nghiệp vụ lữ hành, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà hàng - khách sạn, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp du lịch. Tổ chức khóa tập huấn công tác bảo vệ môi trường.