Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

1.3.1. Quan điểm, đường lối của Đảng

Đường lối quan điểm của Đảng về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích là yếu tố quyết định. Với tầm nhìn minh triết của một vĩ nhân- danh nhân văn hóa kiệt suất, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh gồm 6 điều, ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ học viện có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, và nghiêm cấm việc phá hủy đền, đình, chùa, điện, thành quách, lăng mộ.

Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7//1998 “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Có thể nói bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh, hợp tác để tồn tại và phát triển. Với quan điểm như vậy, Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ. Nhờ vậy mà sau gần 30 năm đổi mới, văn hóa Việt Nam đã có sự chuyển mình và đạt được nhiều thành tựu. Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Một

số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)