Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

Ba đình vốn là một miền đất gồm hầu hết những phường thôn của huyện Vĩnh Thuận cũ trong đó có 12 thôn của tổng Yên Thành, 3 trong 7 phường của tổng Thượng. Chín trại của tổng Nội, huyện Quảng Đức (Vĩnh Thuận) xưa chạy dài từ cửa Tây đến sát đường La Thành bao gồm: Liễu Giai, Giảng Võ, Đại Yên, Thủ Lệ, Cống Vị, Ngọc Hà, Đồng Nước, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, cộng thêm Xuân Biểu (Yên Biểu), Vĩnh Phúc, Ngọc Khánh, Kim Mã thành 14 trại. Đó chính là khu “Thập tam trại” của Thăng Long xưa. Sách Lịch triều hiến chương loại trí cũng như ngọc phả các đình làng trên có nói đến chuyện ông hoàng Lệ Mật ở Gia Lâm (Kinh Bắc) được vua lý cho phép đưa dân nghèo làng mình và vùng lân cận sang phía Tây Thăng Long khẩn hoang lập trại ấp. Hoàng Lệ Mật sau này được gọi là Thái Tể, được thờ ở đình Thái Tể (Vạn Phúc) cùng nhều đình khác. Ở phía Tây Nam là khu vực thành cũ - thành Thăng Long- Hà Nội đã bị thực dân Pháp phá hủy cuối thế kỷ XIX. Khu thành này có từ xưa nằm ở hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Phụng Thiên [32].

Ba Đình còn là tên một chiến khu ở Nga Sơn (Thanh Hóa) - một căn cứ chống Pháp tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, quật khởi của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XIX. Vì ý nghĩa ấy, sau này địa danh Ba Đình được chọn để đặt tên cho vườn hoa tại ngã sáu vườn hoa Bách Thảo. Nơi đây, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập,

khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc.

Quận rộng 9.25km2 với dân số trên 247.100 người (2017); mật độ dân số lớn (24.703 người/km2) làm cho đời sống sinh hoạt của người dân chưa được đảm bảo, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước [38].

Hạ tầng: các phường phía tây quận Ba Đình là những khu dân cư tập trung với các khu nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như: Giảng Võ, Ngọc Khánh...

Trên địa bàn quận có nhiều tuyến xe bus và các điểm trung chuyển xe bus, rất thuận lợi cho người dân đi lại, đặc biệt tuyến xe bus nhanh BRT 01 có một phần lộ trình nằm trên địa bàn quận.

Như vậy, Ba Đình là một trong bốn quận trung tâm của Hà Nội với phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Với vị trí thuận lợi như vậy nên trên địa bàn quận có nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)