Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Trong lịch sử, phía Tây Thăng Long là một vùng nông nghiệp của kinh thành từ thời nhà Lý. Trong khu “Thập tam trại” có trại Đại Yên nổi tiếng nghề trồng thuốc để chữa bệnh trong cung đình. Trong trại còn tìm thấy các loại gạch vồ thời Lê, có đầu rồng, lung nghê bằng đất nung. Nghề trồng hoa và cây cảnh xuất hiện sớm ở vùng ven Hồ Tây vào thời Lý. “Đất Ngọc Hà, hoa Hữu Tiệp” vẫn nổi tiếng đến nay [31].

Ở đất kinh kỳ, kinh tế hàng hóa sớm phát triển, đặc biệt là nhân dân đã phát huy khả năng của đôi bàn tay tài hoa với nhiều nghề thủ công cổ truyển lâu đời nổi tiếng, sản xuất ra những sản phẩm có giá trị kinh tế và mỹ thuật cao. Đó là nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề làm giấy; nung vôi ở Thạch Khối;

làm bún ở Yên Ninh. Vạn Phúc, Thủ Lệ có nghề làm bánh đa nem từ xa xưa cho mãi tới gần đây. Vùng Thụy Khuê- Hoàng Hoa Thám ngày nay còn có mạch nước tốt, xa xưa nước ở đây được dùng làm rượu sen để cung tiến vua. Khi thực dân Pháp đô hộ, thấy mạch nước này làm bia tốt nên đã chuyển sản xuất rượu đến nơi khác để lấy địa điểm đó xây dựng Nhà máy bia, đấy chính là nhà máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Việt Nam.

Một nghề rất đặc sắc là nghề đồng có từ rất sớm. Thợ đúc Ngũ Xã đúc tiền, đúc chuông, đúc các đồ tế tự, rồi những vật dụng hàng ngày với kỹ thuật đúc đạt trình độ rất cao. Năm 1952, những người thợ ở đây đã đúc pho tượng Phật A-di- đà nặng 14 tấn, đó là pho tượng vĩ đại, một kỳ công văn hóa. Cũng chính những người thợ này đã đúc lại được trống đồng Ngọc Lũ theo phương pháp cổ truyền. Ở Ngũ Xã việc hành nghề đúc đồng vẫn được duy trì đến ngày nay.

Từ cơ cấu kinh tế có tính truyền thống như vậy, vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ quận luôn dành sự quan tâm đến việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền từ quận đến cơ sở. Theo tổng kết của chương trình số 14- CTr/QU về “Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế quận Ba Đình” giai đoạn 2015-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Ba Đình thì Thu ngân sách tăng gần 180% trong nhiệm kỳ 2016- 2020, cụ thể là: thời kỳ đầu của chương trình, năm 2015, thu ngân sách toàn quận là 4.800 tỷ đồng. Đến năm 2019 đã đạt trên 8.300 tỷ (tăng xấp xỉ 180%). Giá trị sản xuất chung ngoài nhà nước trên địa bàn quận giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 10,7%/năm; trong đó Ngành dịch vụ (bao gồm cả thương mại tăng bình quân 12,5%/năm; Ngành công nghiệp (bao gồm cả Xây dựng) tăng bình quân 6,9%/năm.

Nhìn lại một chặng đường nửa thế kỷ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ba Đình luôn kiên định vững vàng vượt qua thách thức để xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, giữ gìn tuyệt đối về an ninh chính trị, đảm bảo

trật tự an toàn xã hội, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)