Khuyến nghị với Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

Bộ VH,TT&DL cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DSVH đồng thời xây dựng kế hoạch, chính sách kịp thời, phù hợp, cụ thể hóa Luật DSVH trong từng lĩnh vực hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể trong giai đoạn hiện nay.

Tăng cường tuyên truyền phổ biến Luật DSVH, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác XHH hoạt động bảo vệ DSVH dân tộc.

Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy hoạch di tích; xây dựng cơ chế chính sách tài chính mang tính chuyên ngành liên quan đến lập dự án, thiết kế, giám sát thi công tu bổ di tích để thực hiện thống nhất trên cả nước.

Tăng cường kiểm tra công tác quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích và hoạt động tu bổ di tích trên cả nước; xây dựng cơ chế xử lý vi phạm có hiệu quả đối với các vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Xây dựng các chương trình giáo dục về xã hội hóa. Cần nghiên cứu với nội dung đa dạng, có chiều sâu, hình thức phù hợp với với các đối tượng để phổ biến đến người dân ở mọi địa bàn, nhất là những vấn đề đã và đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội, như tu bổ di tích, chống vi phạm di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đa dạng hóa các hoạt động giới thiệu di sản văn hóa trong và ngoài bảo tàng. Mặt khác, cần tích cực phổ biên các mô hình xã hội hóa hoạt động tốt để làm cơ sở học tập, nhân rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)