Mục tiêu của quận Ba Đình về hoạt động di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 80)

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, quận đã đề ra các mục tiêu, định hướng sau:

Tiếp tục tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn hoá tới các tầng lớp nhân dân, qua đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của di sản văn hoá trong đời sống văn hoá tinh thần và sự phát triển kinh tế xã hội.

Tăng cường các nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo tồn các di sản văn hoá trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư kinh phí để thực hiện việc nâng cấp, bảo tồn di sản văn hoá. Gắn việc bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá với phát triển du lịch và giáo dục truyền thống.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện tu bổ một số di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, công tác di dời các hộ dân trong khu vực bảo vệ di tích. Huy động các nguồn lực tập trung tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích; tiếp tục tham mưu UBND quận thực hiện di chuyển các hộ dân trong khu vực bảo vệ gắn với công tác xã hội hóa di tích.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với di sản, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hoá, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự… nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm của các ban quản lý đối với công tác bảo vệ, giữ gìn di tích. Thực hiện tốt xã hội hoá công tác tu bổ, chống xuống cấp di tích.

Chủ động phối hợp với các ban, ngành của thành phố tập trung thực hiện việc quy hoạch cắm mốc giới đối với một số di tích, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý di tích và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các lễ hội, đồng thời duy trì tốt các

hoạt động lễ hội truyền thống, đảm bảo các lễ hội được tổ chức theo đúng quy chế.

Tiếp tục tham mưu ban hành, thực hiện Quyết định số 48/2016/QĐ- UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích LSVH và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tăng cường các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo, cán bộ VHTT cơ sở, các vị trưởng ban quản lý di tích nhằm quản lý hiệu quả việc bảo tồn phát huy giá trị tại di tích.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Do đặc điểm của địa hình và có một quá trình phát triển lâu dài nên quận Ba Đình được thừa hưởng di sản văn hóa rất phong phú, đó là các di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình trong thời gian tới đòi hỏi các nhà quản lý, nhà chuyên môn không chỉ đưa ra các giải pháp phù hợp với các quy định của Luật Di sản văn hóa mà còn phải tính tới điều kiện đặc thù của một khu vực đang có nhiều đề án chỉnh trang đô thị để đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình về yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nhưng đồng thời cũng không ảnh hưởng đến cảnh quan, vùng bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.

3.2.1. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về di tích lịch sử văn hóa cho người dân trên địa bàn quận

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật DSVH phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ; lập kế hoặc chi tiết cho việc tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy phạm pháp luật đến với các tầng lớp dân cư trong xã hội. Việc hiểu đúng và hiểu rõ về Luật cũng sẽ giúp cộng đồng dân

cư hiểu và trân trọng giá trị của những di tích mà cha ông ta để lại, tránh được tình trạng di tích bị xâm hại do con người cố ý hay vô tình gây nên.

Có thể nói, mỗi một di tích lịch sử văn hóa là một dấu mốc, ẩn chứa dưới cái vỏ vật chất là giá trị tinh thần to lớn, ở đó có những chỉ dẫn về chặng đường phát triển của lịch sử, của đất nước, những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm thành công, sự hy sinh, những tấm gương về lòng yêu nước, những bậc hiền tài. Đó chính là những chất liệu sống động, những minh chứng có tính lan tỏa và hội tụ tạo thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của một dân tộc. Do vậy, việc tuyên truyền cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là việc làm rất cần thiết.

Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, cần nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức của người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, phát huy di sản với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên, thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức của người dân, của cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa đóng vai trò quan trọng, khi có nhận thức đúng thì cộng đồng có hành động đúng.

Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền có thể làm bằng nhiều hình thức với những thành phần đối tượng tham gia khác nhau như: tổ chức tập huấn theo từng nhóm đối tượng; tổ chức thi tìm hiểu về Luật DSVH trên sóng truyền hình, truyền thanh; in ấn tài liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hệ thống Luật DSVH; in ấn tờ rơi, tuyên truyền trên báo chí, đài phát thanh phường…Tài liệu tuyên truyền cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu

về những sự tích gắn với các di tích và tổ chức các hội nghị, buổi tọa đàm, ngoại khóa tìm hiểu về nguồn gốc, truyền thuyết các vị thần, thành hoàng, giá trị của các di tích; tổ chức nói chuyện vào các dịp kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của các danh nhân, anh hùng dân tộc hay vào các dịp tổ chức lễ hội gắn với di tích để nâng cao nhận thức và giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Trong việc giáo dục, tuyên truyền về di tích lịch sử văn hóa cần chú ý tới thế hệ trẻ, định hướng để cho thế hệ trẻ có sự nhìn nhận đúng về truyền thống văn hóa của dân tộc. Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tích trong các trường học, lồng ghép với các chương trình giảng dạy hoặc thông qua các lớp học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tích của địa phương. Thông qua các hoạt động này giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động. Sau các cuộc thi, cuộc vận động, cần tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để ý thức bảo vệ, giữ gìn của nhân dân đối với giá trị của DTLSVH thực sự trở thành một thói quen tốt cần duy trì và phát huy; để di tích thực sự được bảo tồn và khai thác một cách bền vững.

Trong hoạt động quản lý di tích, cần nỗ lực tạo điều kiện cho cộng đồng nhận diện đúng giá trị của DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng, được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích tinh thần và vật chất thông qua hoạt động giữ gìn, bảo vệ di tích. Qua đó lòng tự hào, tình yêu DSVH luôn được giữ lửa trong cộng đồng, tạo ra động lực tinh thần cho họ đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho các dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

3.2.2. Cụ thể hóa các chính sách về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận bàn quận

Chính sách là biện pháp can thiệp của nhà nước vào một lĩnh vực cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về di tích lịch sử

văn hóa là hoạt động mang tính đặc trưng bởi đối tượng là các sản phẩm văn hóa vật chất được sáng tạo trong lịch sử, được truyền lại cho đến ngày nay, gắn bó chặt chẽ và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống cộng đồng. Những chính sách phù hợp là những giải pháp quan trọng sẽ là hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động di tích lịch sử văn hóa.

Hoàn thiện các chính sách tài chính

Cần có chính sách đầu tư và giải pháp đúng đắn mới có khả năng huy động được tối đa nguồn vốn đầu tư cần thiết cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH. Cần đầu tư trọng điểm, tránh dàn trải trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích để các dự án được triển khai nhanh, gọn, có hiệu quả tránh tình trạng vừa làm, vừa đợi kinh phí.

Các nguồn vốn được huy động phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước về chuyên môn và phải được cộng đồng cư dân kiểm tra, kiểm soát nhằm tránh những sai sót về kỹ thuật tu bổ và ngăn chặn thất thoát các nguồn vốn do dân đóng góp.

Đối với các nguồn thu, cần có sự chỉ đạo nhất quán, minh bạch trong công tác quản lý tài chính và phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các tổ chức, cá nhân liên quan, tránh sự chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Cơ quan có thẩm quyền cần ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn thu tại di tích làm cơ sở pháp lý thực hiện tại địa phương.

Chính sách về trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Đảm bảo, bảo vệ tốt nhất tính nguyên gốc và tính toàn vẹn của DSVH là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Hiện nay, tính nguyên gốc của di tích không còn bó hẹp ở cái vỏ vật chất của di tích (vật liệu, kiểu dáng, thiết kế…) mà đã được mở rộng tới các giá trị phi vật thể của di tích với các yếu tố: Chức năng và tác dụng, truyền thống và kỹ thuật, địa điểm và cảnh quan, tinh thần và tình cảm, cùng các yếu tố bên ngoài

và bên trong khác. Các giá trị đó khiến di tích gắn bó chặt chẽ với đời sống xã hội và làm nên tính đặc thù của di tích ở từng vùng miền, quốc gia, dân tộc. Các di tích không chỉ là những DSVH vật thể tiêu biểu, mà ở đó còn chứa đựng một kho tàng DSVH phi vật thể phong phú, đa dạng và đặc sắc.

Do vậy, việc vận dụng những nhận thức về tính nguyên gốc của di tích trong toàn bộ các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta trở thành vấn đề hết sức cần thiết và bổ ích. Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH cần được tiến hành trên cơ sở giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, văn hóa và kinh tế, dân tộc và quốc tế. Đó chính là giải quyết mối quan hệ giữa chức năng vốn có của các DSVH với nhu cầu của xã hội hiện đại, giữa việc sử dụng những kinh nghiệm truyền thống đã sáng tạo nên các DSVH với việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại... nhằm đảm bảo đưa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH đạt được những hiệu quả cao nhất mà không làm tổn hại hoặc làm suy giảm giá trị vốn có của di sản văn hóa.

Nâng cao chất lượng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa

Bảo tồn di tích là nhân tố quan trọng của phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di tích là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay. Để bảo vệ di tích, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc trùng tu, tôn tạo mà còn phải quan tâm đến việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn bảo vệ DTLSVH.

Di tích là một đối tượng đang tồn tại ở dạng vật thể nhưng hàm chứa trong đó những yếu tố phi vật thể, được tạo ra từ quá khứ và tích tụ trong suốt quá trình tồn tại, liên quan đến lịch sử văn hóa, vị trí địa lý, chủ nhân sáng tạo và sử dụng. Hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích là sự can thiệp vào một đối tượng có sẵn, với những đặc điểm riêng biệt, những giá trị vật thể và phi vật thể đa dạng, nhiều lớp nhưng có thể không còn bền vững. Bởi vậy, việc trùng

tu di tích phải được thực hiện theo dự án được lập một cách nghiêm túc, có bài bản trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học về di tích một cách thấu đáo, đồng thời được tổ chức thực hiện và giám sát một cách cẩn trọng.

Cần coi trọng bảo tồn các giá trị vốn có của di tích, bao gồm cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích. Mỗi di tích bao giờ cũng chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa phi vật thể, do đó thực hiện việc bảo tồn di tích chính là bảo tồn cả hai giá trị trên. Nếu hoạt động bảo tồn tách rời với hoạt động khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích thì mục đích của hoạt động bảo tồn là giữ gìn và giới thiệu các giá trị của di tích sẽ không đạt được, hiệu quả KT- XH trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích sẽ không cao.

Trong những năm qua, thực tế cho thấy hầu hết các di tích ở quận được tu bổ, tôn tạo về cơ bản đảm bảo đúng quy trình, trình tự quy định của pháp luật về công tác bảo vệ di sản nhưng cũng phải nhìn nhận khách quan, ở một số di tích trong quá trình trùng tu, tôn tạo đã làm sai lệch giá trị vốn có, giá trị “gốc” của di tích. Vì vậy, hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích không những phải xử lý các vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ mà còn phải ứng xử phù hợp với các yếu tố lịch sử văn hóa, các đặc trưng và giá trị truyền thống.

Khi trùng tu di tích, có thể phải thay thế một số cấu kiện không thể sử dụng được nữa để đảm bảo độ ổn định, bền vững lâu dài của di tích; đồng thời cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, phát huy giá trị của công trình bởi chúng là các di tích “sống”, tức là vẫn đang sử dụng theo đúng chức năng vốn có của nó trong cuộc sống đương đại. Việc thay mới đến đâu và bảo tồn đến mức độ nào các yếu tố “gốc” cấu thành và tạo nên giá trị của di tích đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về bảo tồn di sản văn hóa. Các nhà khoa học, chuyên gia cần nghiên cứu tư liệu, khảo sát khảo cổ học để tìm lại dấu vết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)