Văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể nói riêng là công cụ quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử văn hóa, là phương tiện để các tổ chức đơn vị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa.
Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, Quận ủy - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Ba Đình luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, các phòng, ban, ngành và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo…
Luật Di sản văn hoá; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Hướng dẫn, phối hợp các phường thực hiện tốt Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơ quan quản lý di tích đã tiến hành quy hoạch đảm bảo mục đích lâu dài cho tiến trình bảo tồn. Trước hết, quận Ba Đình đã xác định khoanh vùng bảo vệ cho các công trình tín ngưỡng, tôn giáo, đặt mốc chỉ giới cho các di
tích. Việc làm đó tránh tình trạng các cá nhân và các dự án đầu tư phát triển quy hoạch chỉnh trang đô thị, các công trình xây dựng mới vi phạm đến vùng bảo vệ và cảnh quan di tích. Hiện nay, 100% các di tích được xếp hạng đã được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và được cơ quan chức năng xác nhận tại hồ sơ xếp hạng di tích. Tuy nhiên, do các di tích trên địa bàn quận đã bị thu hẹp không gian vật chất từ cách đây rất lâu nên hầu hết các di tích chỉ thực hiện được quy hoạch một vùng trung tâm- vùng có các di tích gốc, khả năng mở rộng phạm vi quy hoạch ba vùng (vùng trung tâm, vùng bao quanh khu trung tâm và vùng sinh thái) là khó khả thi đối với hệ thống di tích ở quận Ba Đình.
Cùng với việc lập quy hoạch, quận Ba Đình còn xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn.
Đối với kế hoạch ngắn hạn: được thực hiện hàng năm, UBND quận Ba Đình giao cho phòng VH&TT quận phối hợp Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Đối với kế hoạch trung hạn: được thực hiện trong thời gian 5 năm. Trong thời gian 5 năm, Phòng VH&TT Quận phối hợp với một số đơn vị lập kế hoạch tổ chức nghiên cứu, khảo sát kiểm kê di tích và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý di tích.
Đối với kế hoạch dài hạn: được thực hiện từ 7 đến 10 năm. Phòng VH&TT Quận mời cán bộ chuyên môn của Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khảo sát hiện trạng kỹ thuật di tích tiến tới lập dự án bảo quản, tu bổ và tôn tạo di tích; Bên cạnh đó, Phòng VH&TT Quận phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền quảng bá cho các di tích, đặc biệt là lễ hội tại đền Voi Phục, tham quan du lịch tôn giáo tín ngưỡng tại chùa Một Cột, đền Quán Thánh; Đồng thời có kế hoạch phối hợp
với các trường học để nhân rộng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần vào tiến trình bảo tồn phát huy giá trị di tích trên địa bàn quận.