Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

cán bộ quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận

Con người là yếu tố quyết định trong công tác quản lý. Do vậy, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích đang trở thành nhu cầu cấp bách không chỉ ở từng quận mà còn là nhu cầu của ngành VH, TT&DL Thủ đô. Đội ngũ cán bộ quản lý di tích phải hiểu rõ về chuyên môn nghiệp vụ và hiểu thấu đáo những cơ chế chính sách về di tích thì công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích mới được đảm bảo.

Cần xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện đang làm công tác quản lý di tích ở quận. Bổ sung thêm nguồn nhân lực là các kiến trúc sư, kỹ sư làm công tác tư vấn thiết kế, chỉ đạo và giám sát thi công theo đúng nguyên tắc khoa học của bảo tồn, bảo tàng.

Tiếp tục mở rộng tập huấn, trang bị những kiến thức cần thiết về công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa cho những người trực tiếp quản lý di tích ở cơ sở vì di tích có được bảo vệ, phát huy tốt hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào những người này. Đây là một biện pháp khá hữu hiệu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, tránh khỏi những tác động hay những vi phạm do vô tình hay hữu ý của nhân dân.

Bổ sung nguồn nhân lực về cán bộ, biên chế cho phòng VH&TT quận; cần phát huy vai trò là cầu nối trong các khâu công tác quản lý DTLSVH. Chủ động hướng dẫn UBND phường thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về di tích; lập dự án đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích có thẩm quyền phê duyệt, tránh để xảy ra tình trạng tu bổ, tôn tạo, phục hồi không đúng với thiết kế đã được phê duyệt, làm ảnh hưởng đến cấu kiện, yếu tố gốc. Tham mưu cho UBND quận những đề án, dự án nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị DTLSVH trên địa bàn quản lý.

Riêng công tác tu bổ di tích cần xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm thực tế và có sự phối hợp của nhiều cấp ngành liên quan. Công tác tu bổ di tích mang tính đặc thù trong việc bảo tồn yếu tố gốc của di tích, do vậy rất cần có đội ngũ cán bộ, thợ lành nghề trong việc triển khai thực hiện. Chỉ khi đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có tay nghề cao, chuyên môn giỏi trực tiếp tham gia thi công tu bổ các di tích, đặc biệt là các di tích kiến trúc truyền thống mới giúp cho các di tích giữ được yếu tố gốc và đảm bảo được tính chính xác của di tích cả về mặt kỹ thuật lẫn mỹ thuật.

Cán bộ Ban văn hóa- xã hội, BQLDT cơ sở phải giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp UBND phường quản lý DTLSVH một cách tích cực, chủ động phát hiện và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những vi phạm tại di tích. Đội ngũ cán bộ cấp phường hiện nay chưa đủ năng lực, trình độ nên không thể đảm đương công tác quản lý di tích một cách toàn diện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phân cấp rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm cấp quận, phường, theo đó những hoạt động về chuyên môn thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Những hoạt động khác như công tác hành chính, bảo vệ, giữ gìn bảo quản di tích, ngăn chặn vi phạm di tích và tệ nạn xã hội, đầu tư sửa chữa nhỏ, kêu gọi nhân dân đóng góp tu bổ di tích, tổ chức dịch vụ khai thác di tích có thể phân cấp cho cấp phường quản lý.

Cần có quy định một số trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các BQLDT do cộng đồng bầu ra (hình thức tập thể quản lý) hoặc do chủ sở hữu di tích quản lý. Chỉ có phân cấp quản lý và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng đơn vị, từng cấp; ban hành Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH trên cơ sở phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương mới tránh được tình trạng di tích bị xâm hại mà không xác định được lỗi và trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp nào.

Có cơ chế chính sách đặc thù đối với công chức, viên chức quản lý di tích lịch sử văn hóa và chính sách trợ cấp cho người trực tiếp trông coi, quản lý di tích đồng thời có chính sách cụ thể để tôn vinh, ưu đãi những người có công bảo vệ, truyền dạy và phát huy giá trị của di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)