trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận
Ba Đình là một trong những quận lớn của Thủ đô Hà Nội có tốc độ quy hoạch và chỉnh trang đô thị khá nhanh, có thành phần dân cư đa dạng thuộc nhiều thành phần kinh tế, xã hội với trình độ và quê quán khác nhau. Cùng với Thủ đô Hà Nội, Ba Đình đã và đang trở mình để hội nhập tốt hơn với kinh tế thế giới, nhiều dự án đang được triển khai để thu hút vốn đầu tư trên nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại- dịch vụ và vui chơi giải trí, nhiều khu đô thị mới được quy hoạch và xây dựng ở quận cũng là một nguyên nhân có thể đe dọa đến môi trường, cảnh quan và thậm chí đe dọa trực tiếp đến các DTLSVH ở quận, nhất là các DTLSVH đã được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp Thành phố. Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra trong những năm qua (2015-2020) đã được Phòng VH&TT quận chú trọng triển khai. Hàng năm, quận đã chủ động xây dựng chi tiết kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, nhiều vi phạm về di tích đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong thời gian tới, Phòng VH&TT quận Ba Đình cần:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa;
- Nâng cao tính chủ động và sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan chức năng nhằm phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong việc thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích, cũng như việc ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích;
- Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan, các nhà khoa học thanh lập đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại các phường để xác minh các thông tin được dư luận xã hội phản ảnh, xử lý triệt để những vấn đề vi phạm.
Tổ chức kiểm kê và xếp hạng di tích
Tổ chức làm tốt công tác tổng kiểm kê các loại hình DSVH ở quận (theo từng phường), phân loại, xếp hạng chính xác các loại hình DSVH, xem
loại hình DSVH nào đã mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một, loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào để từ đó có cơ quan quản lý di tích đề xuất những giải pháp phù hợp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH ở quận.
Tiếp tục triển khai công tác tổng kiểm kê và xếp hạng di tích ở quận một cách nghiêm túc và cẩn thận. Việc đưa di tích vào danh mục kiểm kê và tiến hành lập hồ sơ xếp hạng là việc làm quan trọng và cần thiết trong công tác bảo tồn di tích.
Cần kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích trong đó đặc biệt lưu ý đến biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích vì đây là căn cứ pháp lý để xác định tọa độ, phạm vi, ranh giới của di tích để khi có hành vi lấn chiếm đất đai tại di tích thì sẽ xác định đâu là đất của di tích.
Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý hồ sơ bằng các phương tiện hiện đại để tránh tình trạng một số di tích, địa điểm di tích cách mạng kháng chiến không có hồ sơ khoa học đầy đủ do công tác lưu trữ hạn chế, thất lạc do thiên tai, địch họa…
Tăng cường công tác xử lý vi phạm di tích
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xử lý vi phạm di tích ở quận Ba Đình nhưng hiện nay ở một số DTLSVH vẫn còn một số vi phạm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm vì có nhiều lý do khách quan, lý do chủ quan và cả do yếu tố lịch sử để lại. Trường hợp vi phạm xây dựng, thay đổi hiện trạng, không bảo tồn di tích gốc, một số nơi vẫn còn hộ dân sống trong khu vực bảo vệ của di tích vẫn còn tồn tại. Thời gian tới, cơ quan quản lý di tích quận Ba Đình cần tăng cường công tác xử lý vi phạm di tích với những giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác chống vi phạm di tích, phát huy tính chủ động của các UBND, BQLDT và đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích;
- Xây dựng kế hoạch dài hạn về giải tỏa xâm phạm di tích gắn với các chương trình phát triển KT-XH ở từng phường, toàn quận Ba Đình; cần rà soát lại phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích;
- Cần có biện pháp hỗ trợ, di dời những hộ dân ra khỏi di tích. Đối với những di tích bị lấn chiếm, xâm hại đến cảnh quan môi trường, lấn chiếm đất đai thì chính quyền phải bố trí quỹ nhà để từng bước di dời những hộ dân đang sinh sống ra khỏi khu vực bảo vệ di tích, trả lại đất đai, cảnh quan môi trường cho di tích. Biện pháp đền bù hay hỗ trợ di dời các hộ dân đang tập trung sinh sống tại di tích ra khỏi di tích là một biện pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền địa phương bởi vì phải cần một nguồn tài chính lớn, điều này rất khó thực hiện nếu không có sự quan tâm sát sao của các cơ quan liên quan.
- Tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính. Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 22 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực DSVH như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một số hành vi như làm hư hại hiện vật, sửa chữa tẩy xóa tại DTLSVH, DLTC;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000n đồng đối với các hành vi làm hư hại DTLSVH, DLTC;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi làm hư hại nghiêm trọng, lấn chiếm đất, sử dụng trái phép DTLSVH, DLTC.
Có thể thấy hầu hết các hành vi vi phạm di tích đều có chế tài xử phạt, song mức xử phạt cao nhất chỉ lên đến 40.000.000 đồng kèm với hình phạt bổ
sung và khắc phục hậu quả. Các chế tài như vậy là chưa cao và chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền hệ thống văn bản pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH, DLTC.