số địa phương và bài học kinh nghiệm cho quận Ba Đình
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ở một số địa phương
Qua tìm hiểu các tài liệu và qua các báo, đài, em đã nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa tại một số địa bàn có đặc điểm tương đồng với quận Ba Đình, cụ thể như sau:
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Giống với Ba Đình, Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Nơi đây là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp 4 phường mà tên các phố hôm nay còn ghi đậm dấu ấn, như: Hàng Đào, Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Khay, Hàng Quạt, Hàng Da. Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể Thao năm 2016, quận Hoàn Kiếm có 66 di tích, trong đó nổi bật nhất phải kể đến di tích quốc gia đặc biệt: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.Thời gian qua, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã có nhiều nỗ lực trong quản lý di tích văn hóa trên địa bàn với nhiều hành động, cụ thể:
Các chính sách và văn bản pháp luật về di tích văn hóa đã được cụ thể hóa, hướng dẫn triển khai thực hiện
Về tổ chức thực hiện hoạt động quản lý di tích văn hóa. Căn cứ vào thực tế trong quá trình quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích theo phân cấp quản lý di tích của Thành phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm từ trước đến nay, UBND quận giao cho phòng Văn hóa và thông tin quận là đơn vị hướng dẫn và quản lý về mặt chuyên môn, việc quản lý di tích vẫn được giao cho UBND các phường quản lý trực tiếp; đối với Khu phố cổ, UBND quận đã Quyết định giao cho Ban Quản lý phố cổ Hà Nội trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa 04 di tích: Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào, Ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây, Đền Quan Đề - 28 Hàng Buồm, Đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc. Công tác tuyên truyền, phổ biến, các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích di tích trên địa bàn quận đã được xây dựng chương trình theo các nhiệm kỳ, quán triệt nội dung chương trình đến đội ngũ cán bộ chủ chốt quận và cơ sở Đảng trực thuộc; thành lập Ban chỉ đạo chương trình do đồng chí Phó bí thư Thường trực Quận ủy làm Trưởng ban, đồng chí Phó chủ tịch UBND Thường trực Quận phụ trách văn hóa xã hội làm phó ban; thành viên là các đồng chí Quận ủy viên, trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc lĩnh vực văn hóa, Phòng Văn hóa và thông tin quận được giao là cơ quan thường trực.
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Hàng năm đều duy trì thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại một số đơn vị, tập trung chủ yếu là các phòng, ban chuyên môn, các phường, đánh giá cụ thể công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, qua đó rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tiếp theo. Đồng thời bổ sung các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về công tác quản lý di tích. Đã tổ chức sơ kết việc thực hiện các chương trình, đề án theo tiến độ để ra, biểu dương các đơn vị cơ sở làm tốt, nghiêm túc kiểm điểm những nguyên nhân tồn tại, hạn chế, yếu kém để kịp thời khắc phục, đổi mới phương
pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết đã đề ra. Qua đó phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Quận.
Công tác kiểm tra hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được thường xuyên coi trọng và duy trì tốt công tác kiểm tra chống vi phạm, bảo vệ di tích trên địa bàn theo phân cấp quản lý và Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Chủ động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của Nhà nước tại cơ sở.
Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
Thủy Nguyên là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hải Phòng. Địa hình Thủy Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía tây bắc xuống đông nam, vừa có núi đất, núi đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thủy Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và du lịch. Huyện Thủy Nguyên có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi bật như: Quần thể di tích danh thắng Tràng Kênh, Bãi Cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê (được phát hiện năm 2019), di tích Bạch Đằng Giang. Trong những năm qua, công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cụ thể:
Huyện đã thực hiện công tác quản lý tại các di tích với tiêu chí “3 không” (không hàng quán, không thu phí dịch vụ và không rác thải). Qua đó, tạo sự thoải mái và hài lòng khi du khách đến tham quan, du lịch.
Huyện đã triển khai một số điểm tham quan lịch sử tích hợp trải nghiệm đối với các bạn trẻ, các học sinh, sinh viên. Các trường học trong và ngoài thành phố có thể đưa học sinh đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân
tộc. Đây là phương pháp giáo dục lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, thu hút các thầy, cô giáo, các phụ huynh và học sinh nhiệt tình tham gia.
Về bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý: huyện đã phân cấp quản lý đến cấp xã, phường. Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa.
Vai trò của cộng đồng: các BQL di tích đều có thành phần đại diện của cộng đồng tham dự. Di tích do cộng đồng sáng tạo ra, tồn tại cùng cộng đồng nên việc để cộng đồng quản lý là phương thức hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Cộng đồng đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo các di tích, phục hồi các lễ hội hoặc các nghi lễ diễn ra tại di tích. Thể hiện vai trò giám sát các hoạt động bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa. Những việc làm sai lệch, vi phạm di tích được phát hiện và phản hồi đến chính quyền địa phương.