1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước với đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
1.2.2. Đảm bảo sự công bằng trong đào tạo nghề cho thanh niên nông
Để xây dựng môi trường thuận lợi cho ĐTN, hiện nay, trong công tác ĐTN, Nhà nước đã có các chính sách phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong hoạt động ĐTN cho thanh niên nói chung và TNNT nói riêng. Thông
qua hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, TNNT, người lao động cùng tham gia vào hoạt động ĐTN một cách công bằng nhất; làm cho tất cả các hoạt động ĐTN cho TNNT đi vào đúng kỷ cương, trật tự, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về ĐTN.
Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo điều kiện cho TNNT và đáp ứng nhu cầu học nghề cho họ.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, chú trọng phát triển dạy nghề ở khu vực nông thôn, khu vực có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quan tâm hỗ trợ TNNT thuộc các đối tượng gia đình chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác… nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp một cách bình đẳng. Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận, tham gia vào quá trình ĐTN để ai cũng được học hành, đối xử bình đẳng khi họ học tại các cơ sở đào tạo khác nhau.