Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

máy quản lý đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

* Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề

Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH thì hiện nay toàn tỉnh có 1.532 người số giáo viên, người dạy nghề; số người được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian qua (2010-2019) là 2.808 người; trong đó, bồi dưỡng kỹ năng dạy học: 1004 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: 606 người; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý: 1.198 lượt người; số lượng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2010-2019: 1.389 người, trong đó: giáo viên cơ hữu: 448 người, giáo viên thỉnh giảng: 463 người, cán bộ của các Trung tâm Khuyến nông, lâm, ngư tham gia dạy nghề: 478 người. Có thể nói đội ngũ giáo viên, người dạy nghề đã ngày càng được nâng cao cả chất lượng và số lượng.

Công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, người dạy nghề đã được tỉnh Quảng Nam quan tâm đầu tư đúng mức, đáp ứng yêu cầu ĐTN cho LĐNT của tỉnh. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của các Trung tâm khuyến nông, lâm, khuyến ngư thuộc phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các địa phương trên địa bàn tỉnh đã được bồi dưỡng kỹ năng dạy học theo Chương trình của Tổng cục dạy nghề ban hành. Đội ngũ giáo viên, người dạy nghề được bồi dưỡng kỹ năng dạy học, sư phạm dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu, phương pháp dạy nghề nhất là dạy thực hành.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề

Tính đến thời điểm hiện tại tổng số cán bộ quản lý ĐTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 452 người. Đến nay đã có 16/18 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác ĐTN tại phòng LĐ-TB&XH; 2 huyện còn lại bố trí cán bộ kiêm nhiệm.

Số cán bộ quản lý, theo dõi công tác dạy nghề cho TNNT các cấp và cơ sở dạy nghề được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho TNNT trong 5 năm qua: trên 1.000 lượt người, trong đó: Sở LĐ- TB&XH tổ chức bồi dưỡng cho trên 400 lượt cán bộ phụ trách dạy nghề cấp xã, cấp huyện về các nội dung của Đề án 1956, trách nhiệm QLNN về dạy nghề, phương pháp, kỹ năng xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT, TNNT, tư vấn học nghề, tìm và tự tạo việc làm cho TNNT. Phòng dạy nghề thuộc Sở LĐ-TB&XH đã được bố trí 5 biên chế, đã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức QLNN về dạy nghề.

Số lượng cán bộ quản lý, theo dõi công tác dạy nghề ở các địa phương đã đảm bảo, tuy nhiên năng lực QLNN về dạy nghề, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT của lãnh đạo, cán bộ theo dõi công tác này còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là công tác dạy nghề mới được phân cấp về huyện, thị xã, thành phố, trong khi cán bộ phụ trách công tác dạy nghề còn quá mới mẽ đối với lĩnh vực này, mặt khác đội ngũ này chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Đề án nên còn lúng túng về chuyên môn, từ công tác điều tra khảo sát, lập kế hoạch, trình duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện, thanh quyết toán kinh phí....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)