Nguồn cung lao động trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Trong những năm gần đây, thực tế từ nhu cầu của thị trường lao động của một số địa phương cho thấy nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm khoảng 20% đến 25%; nhu cầu lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm 2% - 5%, nhưng nhu cầu lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lại cần tới 35% đến 40%. Điều này là một sự chuyển biến về nhu cầu lao động thể hiện sự phát triển hội nhập của đất nước, thời gian tới sẽ còn tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ, mà thấy rõ nhất là nhu cầu lao động kỹ thuật. Bản chất của ĐTN là đáp ứng nhu cầu xã hội, mục tiêu của ĐTN là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy rằng các cơ sở đào tạo nghề khi tuyển sinh chưa thực sự chú trọng đến nhu cầu của thị trường, chương trình đào tạo chưa phù hợp. Chính vì vậy, một trong những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Vai trò của các cơ sở đào tạo nghề trong việc

đào tạo và cung ứng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp là điều rất cần thiết và cấp bách.

Ở Việt Nam, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” diễn ra khá phổ biến. Tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thậm chí là sau đại học không tìm kiếm được việc làm phù hợp là rất cao (cả nước có 126.900 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, theo số liệu từ Bản tin khảo sát thị trường lao động được Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Thống kê công bố cuối năm 2018). Điều này cho thấy sự mất cân đối trong hoạt động ĐTN, tác động lớn từ nhu cầu của thị trường đến ĐTN, đặt ra yêu cầu bắt buộc cần nâng cao chất lượng ĐTN gắn với giải quyết việc làm. Do đó sự liên kết giữa các cơ sở ĐTN và doanh nghiệp là cần thiết bởi vì sự tồn tại và phát triển bền vững đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở ĐTN vẫn là một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất trong công tác ĐTN cần phải được tháo gỡ. Theo Bộ LĐ-TB & XH, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hoạt động ĐTN trên thực tế hiện nay rất lỏng lẻo. Nhiều doanh nghiệp thờ ơ với hoạt động ĐTN. Nếu có nhu cầu về lao động, họ chỉ tổ chức ứng tuyển các lao động đạt yêu cầu mà không chịu tổ chức đào tạo hay bỏ chi phí liên kết với cơ sở ĐTN để ĐTN cho lao động. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp không chịu tiếp nhận giáo viên, học sinh, sinh viên từ các cơ sở ĐTN đến thực hành, thực tập, nâng cao tay nghề, kể cả trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước với các cơ sở ĐTN. Việc làm này đã khiến cho người học nghề sau khi tốt nghiệp đã không đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường lao động, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Hầu hết, các doanh nghiệp trong nước không mặn mà trong hoạt động ĐTN. Đó là một nguy cơ tạo tư duy xấu về bằng cấp trong xã hội, tâm lý thích hưởng thụ mà không thích sản xuất. Theo các nhà quản lý, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ĐTN. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp

đóng vai trò như là một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng ĐTN bên cạnh các điều kiện khác như giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. Việc ĐTN chính là đào tạo lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được thụ hưởng kết quả, sản phẩm của quá trình ĐTN. Do vậy, doanh nghiệp phải tham gia vào ĐTN. Để tạo ra sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề cần xác định rõ cơ chế lợi ích cho doanh nghiệp. Lợi ích sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động ĐTN mà không cần đến chế tài bắt buộc. Có như vậy, công tác ĐTN mới đảm bảo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)