Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

1.5. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam

Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các địa phương trong nước đã nêu trên, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý ĐTN cho TNNT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, cần tập trung thực hiện có hiệu quả của công tác thông tin,

tuyên truyền đến đông đảo đến TNNT và toàn xã hội nâng cao nhận thức trong việc tham gia học nghề, tiếp cận các thông tin, các cơ chế chính sách trong công tác ĐTN để từ đó giúp cho họ chủ động tiếp nhận thôn tin và lựa chọn cho mình những ngành, nghề phù hợp.

Thứ hai, công tác hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu, dự báo nhu cầu cầu của thị trường lao động một cách chính xác; xác định ĐTN phải gắn liền với giải quyết việc làm và nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Thực hiện có hiệu quả một số chương trình, đề án trọng điểm của trung ương và địa phương. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm để từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ ba, thực hiện việc dạy nghề, tạo cơ chế chính sách hỗ trợ cho các

đối tượng TNNT đặc thù: vùng có đất giải toả làm khu công nghiệp, dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, TNNT vi phạm pháp luật sau khi cải tạo trở về địa phương, TNNT cai nghiện ma tuý thành công tái hòa nhập cộng đồng, TNNT nghèo, khuyết tật...

Thứ tư, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề một cách cụ

thể theo ngành, nghề, từng vùng; trong đó, có quy hoạch các trường dạy nghề chất lượng cao. Hỗ trợ dạy nghề truyền thống cho các làng nghề ở nông thôn. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Tập trung nâng cao uy tín, chất lượng của các cơ sở dạy nghề.

Thứ năm, thu hút các nguồn lực, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh

doanh tại khu vực nông thôn; tập trung liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong việc ĐTN gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

Thứ sáu, hoạt động đào tạo phải gắn với đáp ứng nhu cầu cho các khu

công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động, giới thiệu ngành nghề tốt để thanh niên dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu những ngành nghề mà mình dự định theo học, định hướng cho thanh niên, giúp họ hiểu được sau khi học họ sẽ làm gì. Bên cạnh đó, cần tìm ra các mô hình ĐTN phù hợp với từng địa phương, đặc biệt là công tác liên kết ĐTN để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận trong hoạt động quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, qua phân tích có hệ thống nội hàm một số khái niệm cơ bản có liên quan đến các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của đề tài; hệ thống hoá và phân tích các nội dung, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Trong chương 1, luận văn cũng đã nêu lên một số kinh nghiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho địa phương Quảng Nam trong thời gian tới. Các kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận để triển khai các nội dung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)