Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển NNL đủ về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Có chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật; thực hiện tốt việc liên kết giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho vùng khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số”.
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025” đã khẳng định “Xây dựng nền giáo dục tỉnh Quảng
Nam theo hướng nền giáo dục mở, có đủ điều kiện nâng cao chất lượng, đảm bảo dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, thực học, thực nghiệp gắn với khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh theo thị trường lao động và nhu cầu học tập của Nhân dân trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ”.
Quyết định số 553/QĐ-Tgg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ “Về phê duyệt qui hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong đó định hướng
một số nội dung là:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội, đặc biệt ưu tiên trong lĩnh vực du lịch; phát triển đội ngũ lao động trình độ cao có khả năng làm chủ tư liệu sản xuất với ứng dụng khoa học cao; đặc biệt đảm bảo cân đối cung - cầu về lao động, phát triển hiệu quả thị trường lao động.
- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở các thành phần kinh tế hỗ trợ tạo việc làm thu hút lao động. Có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp tuyển lao động địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, cả tỉnh có khoảng 10.000 doanh nghiệp.
- Rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ưu tiên phát triển các trường chất lượng cao để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt phục vụ nhu cầu phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai.
Hiện nay, thanh niên Quảng Nam đang có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đang từng bước phát triển, trưởng thành và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình đổi mới và hội nhập. ĐTN cho TNNT là một tất yếu. Trên cơ sở các nội dung quan điểm nêu trên, có thể định hướng ĐTN cho TNNT ở tỉnh Quảng Nam một số nội dung như sau:
Thứ nhất, ĐTN cho TNNT phải đảm bảo gắn với quan điểm, định
hướng của Trung ương và địa phương. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội đối với ĐTN cho TNNT. Nâng cao nhận thức của TNNT và toàn xã hội về học nghề và ĐTN cho TNNT.
Thứ hai, việc hoạch định các chiến lược ĐTN cho TNNT phải bám sát
các mục tiêu quy hoạch, chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh, nhu cầu của TNNT và thị trường lao động. Chuyển hướng đào tạo từ định hướng cung sang định hướng cầu của thị trường lao động.
Thứ ba, chú trọng tập trung ĐTN chất lượng cao, tạo NNL có đủ khả
năng tiếp cận khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hình thành và phát triển hệ thống ĐTN với ba trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng như đã quy định tại Quyết định 1956 của Chính phủ.
Thứ tư, huy động nhiều nguồn lực xã hội, đầu tư ngân sách thoả đáng
để đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho TNNT. Ban hành các chính sách về ĐTN cho TNNT để tạo động lực cho đối tượng này tham gia học nghề, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thanh niên là người đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, thanh niên thuộc gia đình chính sách …
Thứ năm, ĐTN cho TNNT mang tính chất toàn diện, đáp ứng theo nhu
cầu học nghề của TNNT và yêu cầu của thị trường lao động; ĐTN trong các ngành thế mạnh, làng nghề truyền thống, gắn ĐTN với chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển KT - XH của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thứ sáu, đẩy mạnh các hoạt động đồng hành với TNNT trong khởi
nghiệp, lập nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành, nghề là thế mạnh của địa phương và giải quyết việc làm tại chỗ.
Thứ bảy, đổi mới và phát triển ĐTN cho TNNT theo hướng nâng cao
chấtlượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để TNNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy hiệu quả, coi trọng ba mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và của đất nước. Tăng cường ĐTN, nhất là ĐTN cho TNNT trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với nhu cầu thị trường, khả năng tạo việc làm và phục vụ các chương trình phát triển KT - XH của tỉnh; chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của TNNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng công tác đào tạo theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho TNNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển KT – XH.
Đổi mới QLNN các cấp đối với hệ thống ĐTN trên địa bàn. Hệ thống ĐTN theo ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng là một hệ thống mới, đòi
hỏi cũng phải đổi mới hoạt động QLNN về ĐTN ở tất cả các nội dung quản lý. Nâng cao hiệu quả điều hành và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ĐTN các cấp.
Thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; ưu tiên đào tạo, đào tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần nâng cao năng suất lao động.
Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tăng tỉ lệ lao động có việc làm sau đào tạo. ĐTN cho LĐNT, đào tạo lao động cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu xã hội.
Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); tăng tỷ lệ sinh viên, học sinh có việc làm sau đào tạo.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2020 – 2025
- Lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 65%, đến năm 2025 đạt 70 - 75%. Trong đó, lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ vào năm 20225 chiếm khoảng 25% và 35%.
- Đến năm 2020 cơ cấu lao động ngành nông lâm thủy sản chiếm 38,0%, công nghiệp - xây dựng chiếm 31,9%, dịch vụ chiếm 30,1%; đến năm 2025 ngành nông lâm thủy sản chiếm 29,0%, công nghiệp - xây dựng chiếm 38,8%, dịch vụ chiếm 32,2%.
- Bình quân hàng năm, ĐTN cho khoảng 11.500 TNNT; góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về lao động qua đào tạo, lao động qua ĐTN của tỉnh.
- Phấn đấu mỗi năm chuyển giao, tư vấn khoa học – kỹ thuật, công nghệ cho trên 10.000 TNNT.
- Mỗi năm ĐTN cho TNNT, các dự án trọng điểm của tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trên 30.000 người.
- Tuyển sinh đào tạo của tỉnh trên 10.000 người/ năm;
- Hỗ trợ tạo việc làm cho trên 6.500 TN thông qua cho vay nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm.
3.2.3. Nhiệm vụ
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tầng lớp xã hội, các doanh nghiệp về ĐTN cho TNNT; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp rộng rãi trong cộng đồng, nhất là TNNT đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề lập nghiệp.
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức ĐTN cho TNNT chỉ mở lớp dạy nghề đối với những nghề gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và gắn với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, những nghề có khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo tại doanh nghiệp hoặc người lao động phải có khả năng tự tạo việc làm, tìm việc làm. Ưu tiên dạy nghề tại các địa phương xây dựng nông thôn mới, dạy nghề theo hợp đồng cung ứng lao động cho doanh nghiệp, các chương trình dự án trọng điểm, dạy nghề cho người lao động có cam kết sẽ tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm sau học nghề.
Đầu tư trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác dạy nghề, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, nhất là dạy nghề để tiếp nhận vào làm việc tại doanh nghiệp mình.
Đổi mới và tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của TNNT gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và năng lực của các cơ sở đào tạo; bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và của lao động ở từng địa phương.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, nhất là bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, nghệ nhân... để huy động lực lượng này tham gia dạy nghề; biên soạn, điều chỉnh, bổ sung các bộ chương trình, giáo trình dạy nghề theo hướng tiếp cận với tiến bộ khoa học – kỹ thuật và phù hợp với thực tiễn công nghệ sản xuất của địa phương.
Kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTN cho TNNT. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công tác dạy và học nghề trên địa bàn tỉnh.
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tạo nghề cho thanh niên nông thôn
Để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về ĐTN cho TNNT. Trong thời gian tới đòi hỏi cần tập trung đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phó, đa dạng như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo chí, bản tin, phóng sự, mạng xã hội, các hội thảo, hội nghị … để góp phần đưa thông tin kịp thời, chính xác đến các đối tượng từ đó nâng cao nhận thức của họ.
Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, tổ chức, tổ chức chính trị, xã hội trong công tác định hướng, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ĐTN đến đông đảo TNNT và mọi tầng lớp Nhân dân ; kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác này để tạo sức lan tỏa và nhân rộng.
Công tác tư vấn hướng nghiệp rộng rãi trong cộng đồng cần phải được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả, nhất là trong TNNT, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề lập nghiệp; tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ THCS, thực hiện tốt chính sách phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo để làm cho học sinh và phụ huynh học sinh ngày càng nhận thức rõ hơn ĐH không phải là cánh cửa duy nhất để dẫn đến thành công mà còn có nhiều sự lựa chọn khác, trong đó có tham gia học nghề.
3.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Hoàn thiện mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, hình thức, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của TNNT, thị trường lao động và nhiệm vụ, chiến lược phát triển KT – XH của địa phương. Cần xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo cho từng nghề theo từng trình độ hợp lý, yêu cầu về trình độ đào tạo, đầu vào và đầu ra của từng nghề.
Xây dựng mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn nghề tương ứng với trình độ đào tạo, cần gắn với thị trường sử dụng lao động.
Giáo trình đào tạo cần cân bằng giữa lý luận và thực tiễn, đảm bảo người học sau khi được đào tạo nắm vững được yêu cầu về lý luận đồng thời có thể làm việc thực tiễn được ngay sau khi đào tạo. Tránh việc đào tạo xem nặng lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành dẫn đến sau đào tạo thì thị
trường lao động không sử dụng được hoặc phải đào tạo lại, vừa tốn kém chi phí, thời gian, công sức.
Nắm bắt nhu cầu, thị trường lao động, nhu cầu học nghề của người lao động, thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi, điều chỉnh kịp thời nội dung chương trình đào tạo, liên thông, liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Tổ chức tập huấn về nội dung chương trình đào tạo, cập nhật học tập quy chế chuyên môn một cách có hệ thống, đề ra kế hoạch đổi mới hoàn thiện cả về lý thuyết và thực hành.
Khảo sát nhu cầu phát triển ngành nghề, nhu cầu học nghề của người lao động, định hướng phát triển KT - XH của địa phương để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp.
3.3.3. Đổi mới hoạt động quản lý phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương