1.5. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
1.5.2. Kinh nghiệ mở một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh:
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, với tổng dân số trên 1.350.000 người, trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm gần 83% và chiếm gần 80 % số lao động trong độ tuổi. Tuy vậy, theo đánh giá của ngành chức năng, tỷ lệ lao động qua ĐTN còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Hiện nay các khu kinh tế, các dự án trọng điểm đang được đầu tư, mở rộng sử dụng hàng chục ngàn lao động kỹ thuật, trong đó lực lượng lao động TNNT được xác định là nguồn cung chủ yếu.
Do đó Hà Tĩnh đã chú trọng công tác ĐTN đặc biệt là thanh niên để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động cho các khu kinh tế, các dự án trọng điểm trong 3 năm 2015-2017, đã tổ chức được 496 lớp dạy nghề, với 14.799 học viên. Trong đó, đã có 32,6% lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính
sách, người bị thu hồi đất sản xuất, người tàn tật được đào tạo. Ngoài ra, các chương trình dự án thực hiện lồng ghép hỗ trợ LĐNT học nghề theo chính sách của đề án cho 3.284 học viên. Theo thống kê của ngành chức năng, có đến 75% học viên sau đào tạo tìm được việc làm.
Trong công tác chỉ đạo, quản lý, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thống kê nhu cầu học nghề và xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với từng địa phương, đơn vị gắn với phát triển sản phẩm chủ lực, thực hiện phân cấp quản lý kinh phí dạy nghề cho thanh niên để các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện; Chỉ đạo các địa phương dây dựng các mô hình ĐTN cho TNNT; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác dạy nghề, việc làm; thường xuyên rà soát, tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, ĐTN tại các địa phương; Tiếp tục ĐTN theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp; tập trung chỉ đạo ĐTN cho thanh niên, ĐTN cho các đối tượng đặc thù gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; Tăng cường công tác ĐTN gắn với quy hoạch phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, công tác ĐTN cho TNNT ở Hà Tĩnh còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau: Công tác dạy nghề cho thanh niên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH; việc triển khai công tác này còn chậm, thiếu đồng bộ, một số nghề đào tạo chưa phù hợp với điều kiện của địa phương. Thậm chí, công tác đào tạo còn thiếu định hướng dài hạn, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.
* Kinh nghiệm từ tỉnh Quảng Bình
Thanh niên trong độ tuổi tỉnh Quảng Bình chiếm gần 22,5% dân số và gần 40% nguồn nhân lực lao động của tỉnh, trong đó có gần 80% sống ở khu vực nông thôn. Hàng năm, Quảng Bình có khoảng 25.000 lao động bước vào độ tuổi lao động cùng với số học sinh, sinh viên tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ, sắp xếp lại các doanh nghiệp, lâm trường quốc doanh, lao động nước ngoài về
nước…có nhu cầu tìm việc làm. Cùng với đó là khoảng 40.000 người là lao động ở khu vực nông thôn, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu việc làm. Nguyên nhân một phần bởi tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nhưng phần lớn nguyên nhân là do lao động của tỉnh còn hạn chế về tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp và thể lực. Chính vì thế, sức ép về giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là khá lớn. Tuy phải đối mặt với những khó khăn cần giải quyết như vậy, nhưng năm 2018, thông qua các chương trình, dự án, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 30.850 lao động, trong đó, tạo việc làm mới cho 18.569 người và tạo thêm việc làm cho 11.921 lao động đang thiếu việc làm. Đây có thể được coi là thành quả bước đầu của tỉnh nhà trong công tác giải quyết việc làm. Để có được những kết quả đáng ghi nhận đó, Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến vấn đề ĐTN cho người lao động, nhất là số lao động trong độ tuổi thanh niên; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về giáo dục nghề nghiệp; coi trọng việc ĐTN gắn với giải quyết việc làm; ban bành các chính sách trong ĐTN cho LĐNT có hiệu quả …