Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những yếu tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc. Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục đoàn viên thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ĐTN cho thanh niên, đặc biệt là TNNT luôn là một nhiệm vụ tất yếu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI chỉ rõ: “Phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động…hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng….nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế”.
Tại Đại hội XII, kế thừa những thành tựu của Đại hội XI, đã xác định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm là “Tập trung thực hiện các giải pháp nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới…”.
Theo quan điểm của Đảng, trong giai đoạn 2011-2020, công tác dạy nghề ở nước ta phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề; có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, việc mở rộng quy mô ĐTN cho người lao động phục vụ có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động; giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020” khẳng định:
- ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề
đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT.
- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động; gắn ĐNT với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.
- Đổi mới và phát triển ĐTN cho LĐNT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực KT – XH ở xã phục vụ cho CNH – HĐH nông thôn.