3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho
3.3.3. Đổi mới hoạt động quản lý phù hợp với chính sách của Đảng và
nước, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Thứ nhất, cần Đổi mới và tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát, dự
báo nhu cầu học nghề của TNNT gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và năng lực của các cơ sở đào tạo. Trong đó, cần liên kết với các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật bên ngoài để nâng cao chất lượng ĐTN. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ngành, địa phương nghiên cứu, dự báo, xây dựng quy chế, kế hoạch sử dụng lao động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ gắn liền với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn làm căn cứ ĐTN, nhất là LĐNT, vùng bị thu hồi đất nhiều. Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động, giới thiệu ngành nghề tốt để TNNT dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu những ngành nghề mà mình dự định theo học, định hướng cho TNNT, giúp họ hiểu được sau khi học họ sẽ làm gì. Bên cạnh đó, cần tìm ra các mô hình ĐTN phù hợp với từng địa phương, đặc biệt là công tác liên kết ĐTN để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Thứ hai, cần đưa các chỉ tiêu về ĐTN cho TNNT vào các Nghị quyết của Đảng, Chính quyền và Hội đoàn thể các địa phương để cùng với các tiêu chí khác như: Phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục… nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị từng quí, năm và giai đoạn 5 năm, của các cấp chính quyền đoàn thể để tạo được sự đồng thuận và quyết tâm phát triển ĐTN cho địa phương.
Thứ ba, cần có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng trong công tác quản lý,
phát huy tính tự chủ của địa phương, của các cơ sở GDNN, đảm bảo bình đẳng, tuân thủ quy định pháp luật, nhằm tránh trường hợp cơ sở GDNN chạy theo lợi nhuận thuần tuý, vi phạm lợi ích của thanh niên học nghề, các doanh nghiệp lợi dụng việc ĐTN để thực hiện các mục đích phạm pháp.