Khái niệm quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 27 - 28)

tiện vận tải, nhà nước qui định: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Bộ giao thông vận tải, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thống nhất đối với hoạt động này; uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan trên để tiến hành quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh đối với phương tiện vận tảI; Hướng dẫn và chỉ đạo và thực hiện đúng các chính sách quy định của nhà nước về quản lý phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh trong phạm vi ngành và địa phương.

- Kiến nghị điều chỉnh chính sách, biện pháp quản lý hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải.

l.2. Quản lý nhà nƣớc đối với phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh nhập cảnh

Nói một cách khái quát, quản lý của Nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, về hoạt động quản lý phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh qua nghiệp vụ Hải quan nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách, tổ chức các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng QLNN đối với nền kinh tế, nhất là các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội đất nước ở mỗi quốc gia, nền kinh

tế khi vận hành theo cơ chế thị trường có sự giống nhau là đều chịu sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế và các quy luật đặc thù của mỗi chế độ xã hội. Nhà nước nhận thức, vận dụng các quy luật đó vào quản lý, điều hành nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế, tổ chức thực hiện. Và tuỳ theo bản chất kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trình độ khác nhau về sự nhận thức, việc vận dụng các quy luật kinh tế của mỗi nước trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải nói riêng đảm bảo phát huy hiệu lực và hiệu quả cao. Điều đó càng nói lên tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động QLNN đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Tóm lại, Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nuộc và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các nghiệp vụ Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh nhằm sử dụng có hiện quả nhất các nguồn lực phát triển kmh tế, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 27 - 28)