Các chính sách đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 76 - 81)

quan cửa khẩu Lao Bảo

Về cơ bản, công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo được thực hiện đầy đủ, chuẩn mực, đúng chính sách, chế độ, quy định của Pháp luật. Những vấn đề chưa triển khai hoàn thiện, hoặc còn vướng mắc không do ý chí chủ quan mà xuất phát từ chính sách quản lý tầm vĩ mô thể hiện trên hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và chính sách quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh nói riêng. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo về chức năng nhiệm vu, cách thức giải quyết, cách hiểu để đưa ra quyết định xử lý. Trong quá trình cải cách thủ tục hành chính còn rất nhiều các bất cập đòi hỏi tính đồng bộ vĩ mô cao nên dễ có tình trạng một số đối tượng lợi dụng tính đơn giản hóa của thủ tục hành chính để thực hiện các hành vi buôn lậu và giàn lận thương mại. Thêm vào đó, nhân tố quan trọng là trình độ, nhận thức và tính chú động trong việc nghiên cứu, thực thi pháp luật của phần nhiều doanh nghiệp còn chưa cao, mang tính manh mún chụp giật cũng là một trong những nguyên nhân ngăn cản, hạn chế việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh của Chi cục.

Nhìn lại, với lượng nhân lực hạn chế, khối lượng công việc lớn, áp lực về thời gian thông quan, phái thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp như chuyển từ khai Hải quan thủ công sang khai điện tử, áp dụng hệ thống thông quan điện tử, cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước một cách chuẩn mực, chuyên nghiệp, minh bạch,

hiệu quả, thì những kết quả đạt được cho thấy đơn vị cơ bản đã hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước .

Theo đó thì Chính sách thủ tục Hải quan cơ bản ngày càng đơn giản, minh bạch. Hệ thống văn bản quy định về thủ tục, giấy tờ trong bộ hồ sơ Hải quan không còn nhiều như trước; tuy nhiên không phải là không phát sinh vướng mắc. Có thể thấy một vài vướng mắc trong chính sách quản lý, cơ sở hạ tầng, trong thực hiện thủ tục Hải quan cơ bản như sau:

- Về chính sách quản lý:

Phương tiện vận tải XNC qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên toàn quốc nói chung và tại cửa khẩu Lao Bảo nói chung đang được điều chỉnh trong công tác quản lý của rất nhiều cơ quan chức năng, trong đó có 2 lực lượng chủ yếu là Bộ đội biên phòng và Hải quan. Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi lực lượng đều quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cho công chức, quân nhân của ngành mình thực hiện quy trình thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện XNC.

* Về lực lượng bộ đội biên phòng:

Việc kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải XNC được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật biên giới quốc gia ngày 17/6/2003; Điều 6 pháp lệnh Bộ đội Biên phòng; Điều 6 Nghị định số 112/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ

* Về lực lượng Hải quan:

Việc kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải XNC được thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 08/NĐ/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 và Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 17/3/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó toàn bộ quy trình thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được làm

thủ tục tại cơ quan Hải quan tại cửa khẩu trước khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chưa cao. Theo nguyên tắc lực lượng Kiểm dịch phải kiểm tra phương tiện trước khi

vào khu vực trong cửa khẩu, lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm tra hộ chiếu của hành khách xuất nhập cảnh, lực lượng Hải quan kiểm tra phương tiện và hàng hóa. Nhưng rất nhiều lúc khi phương tiện vào khu vực kiểm tra Hải quan trong khi Hải quan đang kiểm tra thì cả Biên phòng, Kiểm dịch cũng ra kiểm tra, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người điều khiển phương tiện cũng như tạo lên hiện tượng căng thẳng, “hình sự hóa” cho người điều khiển phương tiện. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính tại cửa khẩu Đensavanh – Lào còn chậm, có đến 14 cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải và hành khách XNC;

Như vậy, những chính sách quản lý như nêu trên không những thể hiện mang tính cảm tính của nhà quản lý mà còn mang tính phiến diện, chưa hài hòa, nặng về mục tiêu quản lý nhiều hơn là xuất phát từ tính ưu tiên, nhu cầu thực tế phát triển, thông thương cho hàng hóa thương mại và phương tiện xuất nhập cảnh. Chưa thật sự tạo điều kện thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác quản lý còn mang tính nặng nề nhiều ngành, nhiều cấp, một đối tượng được quản lý bởi nhiều chủ thể, chưa phân định được trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý, dẫn đến mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho một sự vụ.

- Về cơ sở hạ tầng:

+ Điểm kiểm tra chung phía Việt Nam có diện tích quá nhỏ, không đáp ứng được việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK qua cửa khẩu Lao Bảo đang

tăng lên hàng ngày. Hiện nay, theo đề xuất của Cục Hải quan Quảng Trị, khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã được UBND tỉnh cho phép quy hoạch mở rộng với phạm vi khoảng 10 ha, trong đó phía xuất là 7ha, phía nhập là 3ha. Do đó có thể xem xét xây dựng, mở rộng Điểm kiểm tra chung hiện tại với diện tích khoảng 30.000 m2. - Điểm kiểm tra chung phía Lào hiện tại có 2 vị trí, diện tích tổng cộng nhỏ hơn phía Việt Nam, và quá xa cửa khẩu nên rất khó khăn cho Hải quan Việt Nam trong việc giám sát phương tiện, hàng hóa từ cửa khẩu Việt Nam sang cửa khẩu Lào.

+ Máy soi container được trang bị có công suất nhỏ (2,5 McV) nên hình ảnh soi chiếu rất mờ, thậm chí chỉ là màu đen tuyền không thể phân tích hình ảnh đối với hàng hóa đặc, khó xuyên thấu (như thạch cao, hàng điện tử…) và là máy soi cố định nên không phù hợp với thực tế và đặc

điểm phương tiện XNC qua cửa khẩu Lao Bảo. Máy soi chỉ soi được các xe chuyên chở container (theo đúng thiết kế xe do Nhật bản sản xuất) còn các xe container, xe chở hàng khác đều không thực hiện được do ảnh chụp lấn sang phía cabin người lái, nguy hại đến sức khỏe lái xe, trong khi đây là phương tiện nhập cảnh chủ yếu tại đây. Mặt khác, máy soi được đưa vào sử dụng với thời gian chưa lâu nhưng thường xuyên hư hỏng, hiệu quả soi chiếu rất thấp (Cục Hải quan Quảng trị đã có báo cáo cụ thể cho Vụ Tài vụ

- Quản trị hàng tháng). Bên cạnh đó, do Công ty có chuyên môn bảo

dưỡng, sữa chữa máy soi ở quá xa nên việc khắc phục sự cố rất khó khăn, mất quá nhiều thời gian chờ đợi (có khi là hàng tháng). Khắc phục các bất cập này, Tổng cục đã điều động máy soi container từ Cục Hải quan Đà Nẵng để soi chiếu hàng hóa tại cửa khẩu.

+ Hệ thống mạng không dây kết nối giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Đen sa vẳn chưa được di chuyển qua địa điểm mới (vì phía Lào di

- Về thực hiện thủ tục Hải quan:

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, công tác công khai chính sách thủ tục hành chinh được thường xuyên cập nhật, thông tin đến doanh nghiệp dể kịp thời nắm bắt, triển khai thực hiện.

Về thủ tục Hải quan, đến nay cơ bản bộ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đã được Bộ Tài chính ban hành, chính sửa phù hợp với các quy định của pháp luật , về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ thủ tục hành chính ban hành, sửa đổi theo các Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009, Quyết định số 821/QĐ-BTC ngày 06/4/201 l, Quyết định số 272/QĐ-BTC ngày 14/2/2012, Quyết định số 508/QĐ-BTC ngày 24/4/2013, Quyết định 1842/QĐ:BTC ngày 30/07/2014 và Quyết định 2510/QĐ-BTC ngày 30/9/2014 của Bộ Tài chính bao gồm tổng cộng 187 bộ thủ tục trong đó cấp Cục 34 thủ tục, cấp Chi cục 153 thủ tục. Bộ thủ tục được công khai trên trang Web của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ HYPERLINK ''http://customs.gov.vn'': Ngay khi có các quyết định ban hành, sửa đổi bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã thông báo cho các doanh nghiệp biết để tra cứu, thực hiện.

Đối với các thủ tục mới, chưa có hướng dân cụ thể của Tổng cục, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo chủ động nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu hướng dẫn doanh nghiệp triển khai thực hiện. Trường hợp cần thiết Chi cục tổ chức trao đổi, hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp tránh phát sinh vướng mắc khi thực hiện, gây ách tắc hoạt động nghiệp vụ, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nhiều năm qua, các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh tại Chi cục cơ bản nắm bắt thực hiện đúng về thủ tục hành chính theo quy định. Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo luôn là người đồng hành cùng doanh nghiệp, hành khách XNC trong công tác thực thi pháp luật .

Tuy nhiên, chính sách, thủ tục Hải quan luôn thay đổi cho phù hợp với tình tình thực tiễn của hoạt động thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Việc thay đổi chính sách mặt hàng, thuế suất, nhóm hàng ưu đãi thuế quan của Chính phủ đôi lúc doanh nghiệp và cơ quan Hải quan chưa nắm bắt kịp thời, dẫn đến sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 76 - 81)