Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 90 - 94)

2.4.2.1. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tập trung vào một số điểm sau

+ Tình trạng vi phạm về khai Hải quan còn xảy ra nhiều do doanh nghiệp chưa chủ động với hình thức Hải quan điện tử, còn lúng túng, bị động cả về con người làm thủ tục Hải quan lẫn cơ sở hạ tầng về thiết bị đường truyền từ doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan.

+ Thời gian thông quan hàng hóa còn chậm; việc xử lý của cơ quan Hải quan trong hoạt động quản lý còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Tất cả

những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ và phần nào gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

+ Trong công tác công khai hóa thủ tục hành chính, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã thực hiện tốt, đầy đủ. Tuy nhiên, việc công khai quá nhiều,

chưa rõ ràng, đôi lúc khó đọc, khó tiếp cận, nên doanh nghiệp khó thực hiện.

+ Hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan là cơ sở dữ liệu tập trung quan trọng giúp phân tích, đánh giá rủi ro trong quá trình làm thủ tục Hải

quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC. Tuy nhiên, thông tin nhiều doanh nghiệp chưa được cập nhật đầy đủ, cập nhật chưa chính xác; hệ thống đôi lúc lỗi, phân luồng ngẫu nhiên..., nên việc để lọt hàng lậu và tình trạng lợi dụng của doanh nghiệp vẫn còn xảy ra, khó quản lý.

+ Hệ thống mạng, đường truyền và chương trình quản lý chưa thực sự đảm bảo nên lỗi thường xuyên xảy ra; việc xử lý lỗi trên cơ sở dữ liệu tập

trung còn chậm; cơ sở pháp lý cho văn bản qua mạng chưa cụ thể rõ ràng nên việc thông quan chưa hoàn toàn tự động, đôi lúc thời gian thông quan dài hơn so với thủ tục Hải quan truyền thống.

+ Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị còn chậm, chưa đáp ứng với lưu lượng hàng hóa và phương tiện XNC tăng lên hàng năm.

+ Biên chế của đơn vị còn rất thiếu, đã nhiều lần đề xuất nhưng chưa được đáp ứng, việc tiếp nhận .phân công biên chế hàng năm quá ít so với nhu cầu thực tế, vì vậy, chưa bố trí đủ lực lượng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo thực hiện quy trình nghiệp vụ, công chức còn phải kiêm nhiệm nhiều

khâu nghiệp vụ khác, thời gian làm việc của CBCC vượt quá quy định của Luật lao động.

+ Đội ngũ cán bộ công chức Hải quan là một trở ngại không nhỏ trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC. Vấn đề này không chỉ bộc lộ ở trình độ nghiệp vụ, chuyên môn mà còn ở kinh nghiệm công tác và thái độ tinh thần phục vụ chưa hết mình. Có không ít những lời phàn nàn kêu ca của doanh nghiệp về thái độ đòi hỏi khắt khe về giấy tờ, bắt lỗi chính tả, kéo dài thời gian làm thủ tục... đã làm khó khăn cho tiến trình cải cách hiện đại hóa Hải quan tại Chi cục và quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK.

+ Đặc thù của ngành Hải quan là công chức thường xuyên được luân chuyển theo vị trí công việc trong toàn Cục; Cụ thể: Đối với nhân viên thừa hành, 2 năm phải luân chuyển công việc (việc làm), 3 năm phải luân chuyển vị trí công tác (sang đơn vị mới); Đối với Lãnh đạo, 3 năm phải luân chuyển vị trí công tác. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức: Bởi đặc thù công việc của ngành luôn yêu cầu vốn kiến thức chuyên sâu, theo hướng chuyên môn hóa, nhưng với quy định này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác của CBCC đảm trách công tác chuyên môn. Bởi ngoài quy trình thủ tục Hải quan chung, thống nhất với cả nước thì chính sách thuế, thủ tục Hải quan cũng còn có những đặc thù riêng đối với khu vực Lao bảo và nước tiếp giáp Lào.

+ Việc thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong mô hình “Một cửa, một lần dừng”:

- Tham gia triển khai thực hiện bước 4 Mô hình “Một cửa, một lần dừng‟‟ bao gồm các cơ quan, ban ngành: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch Y tế, Trung tâm quản lý cửa khẩu

(Tham gia thu phí qua lại cửa khẩu). Với nhiều cơ quan tham gia thực hiện mô hình „‟một cửa, một lần dừng‟‟ nhưng hiện tại vẫn chưa có một quy trình chung thống nhất theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên trong quá trình

thực hiện (Phía Việt Nam, phía Lào). Do đó, có sự chồng lấn nhiệm vụ khi thực hiện các thủ tục, kiểm tra, kiểm soát cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi lực lượng ngay tại cửa khẩu dẫn đến gia tăng thủ tục qua cửa khẩu, kéo dài thời gian thông quan cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cản trở tiến trình cải cách thủ tục hành chính.

- Việc làm thủ tục cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh đang được thực hiện bởi cả lực lượng Hải quan và lực lượng Biên phòng (2 chủ thể quản

lý chung một đối tượng). Cần có sự phân công rõ ràng và thống nhất về cơ quan quản lý, văn bản quy phạm pháp luật từ các cấp trung ương đến đơn vị cơ sở: Cơ quan Hải quan (Việt/Lào) làm thủ tục đối với phương tiện, hành lý XNC và hàng hóa XNK; cơ quan Biên phòng (Việt Nam)/Công an (Lào) làm thủ tục đối với hành khách XNC theo đúng quy định của pháp luật; cơ quan kiểm dịch y tế, kiểm dịch thực vật thực hiện hoạt động kiểm dịch đúng với đối tượng quy định.

+ Vấn đề làm thủ tục cho phương tiện xuất nhập cảnh qua lại cửa khẩu: Việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC theo

mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu thực tế phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, chưa đúng với mục đích của mô hình đặt ra, còn nhiều bước thủ tục trùng lặp, chồng chéo giữa các lực lượng chức năng, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các lực lượng chưa phân định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng quản lý như: con người (hành khách), hàng hóa, phương tiện vận tải.

Nhằm đạt mục tiêu cải cách và đơn giản hóa thủ tục qua lại cửa khẩu trong việc triển khai mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) – Đen Sa Vẳn (Lào), cần thiết phải xây dựng một quy trình chung thống nhất giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, trong đó, phân

định rõ chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp theo đúng quy định của pháp luật. Trước hết, là xây dựng quy trình chung giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu (phía Việt Nam), tiến đến thống nhất quy trình với các lực lượng chức năng phía Bạn Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)