Trong thời gian tới cần tập trung đầu tư, hiện đại hóa trụ sở làm việc, các trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ, hạ tầng truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các mặt hoạt động của cơ quan Hải quan nhột cách đồng bộ, thống nhất và phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, địa phương đến năm 2020.
Nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, tích hợp các hệ thống thông tin dữ liệu, khắc phục tình trạng tắc nghẽn, lỗi sự cố hệ thống, đồng thời đảm bảo việc truyền nhận và xử lý dữ liệu trực tuyến giữa các cấp, đơn vị Hải quan.
Trong điều kiện Ngành Hải quan đang triển khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử áp dụng Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCISS, hệ thống dữ liệu tập trung phục vụ cho thủ tục này là rất lớn: thông tin giá tính thuế, quản lý rủi ro, thông tin số liệu XNK, XNC, thông tin về kế toán thuế, thông tin về phương tiện xuất nhập cảnh, thông tin về đối tượng vi phạm, thông tin về doanh nghiệp XNK, phương tiện vận tải XNC... hệ thống dữ liệu tập trung này kết nối với thuế nội địa kho bạc nhà nước và ngân hàng cần phải được chuẩn hóa, tích hợp và tự động liên kết; hiện nay với hạ tầng cơ sở mạng và đường truyền không còn phù hợp, chậm trễ... kéo dài thời gian thông quan, gây ách tắc phương tiện, hàng hóa tại cửa khẩu; và chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp XNK, XNC qua cửa khẩu. Vì vậy cần đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở mạng theo hướng sau:
- Triển khai nâng cấp hệ thống cáp quang đường truyền, trong đó có đường truyền lưu trữ dữ liệu và dự phòng, đi từ Chi cục đến Cục, kho bạc nhà nước, các ngân hàng.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của các đội kiểm soát chống buôn lậu. Tăng cường thêm trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, dụng cụ hỗ trợ, phục
vụ công tác chống buôn lậu như máy phát hiện ma túy, chất nổ, súng bắn đạn hơi cay.
- Mở rộng phương án huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại các địa bàn có nguy cơ cao về vận chuyển trái phép ma túy. Tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện nghiệp vụ cần thiết để nắm và trao đổi thông tin phục vụ cho việc điều tra các đường dây, ổ nhóm buôn lậu. Mở rộng khả năng sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy, chất nổ... tại các vị trí, địa bàn trọng điểm.
3.2.6. Tăng cường quan hệ phối học và hợp tác quốc tế trong quản lý
Hoạt động XNK hàng hóa, XNC phương tiện vận tải liên quan đến nhiều đối tác, quá trình diễn ra ngoài biên giới quốc gia. Để có thông tin về các đối tác và quá trình đó, ngoài việc tổ chức mạng lưới tình báo phục vụ Hải quan, rất cần hợp tác với các tổ chức quốc tế và Hải quan các nước để có được lượng thông tin đầy đủ nhất, chi phí thấp nhất. Muốn vậy, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực:
- Mở rộng quan hệ với các Tổ chức Hải quan Thế giới và khu vực nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức này, nhất là về phương diện hỗ trợ chuyên gia đào tạo cho cán bộ Hải quan về quy trình, kỹ năng QLRR. Ngoài ra cần đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin để thiết kế hệ thống QLRR dựa trên các chuẩn mực quốc tế ở những khâu phù hợp.
- Tăng cường mở rộng và nâng cao cấp độ quan hệ song phương với Hải quan các nước ASEAN, Hải quan các nước láng giềng và Hải quan một số nước công nghiệp phát triển để phối hợp hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học tập trao đổi kinh nghiệm QLRR, tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, về đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công
chức Hải quan của họ.
- Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hoàn thiện văn bản pháp quy, cơ sở vật chất, cơ chế nắm bắt thông tin và lực lượng cán bộ triển khai để
tiếp cận quá trình hài hòa thủ tục Hải quan và chia sẻ thông tin, nhất là các thông tin về rủi ro.
- Tích cực gửi cán bộ Hải quan đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài để làm chủ kỹ thuật QLRR hiện đại, coi bộ phận cán bộ này là nòng cốt để mở
rộng tự đào tạo QLRR trong nước.
- Bước đầu trao đổi kinh nghiệm và thiết lập các mối quan hệ thích hợp cho việc kiểm tra Hải quan theo nguyên tắc QLRR ở nước ngoài, nhất là với
các nước có quan hệ ngoại thương nhiều mặt với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, EU. . .