Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 59 - 61)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước Đối vói hàng hóa XNK, phương tiện vận

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước

Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

- Phải nhận thức việc áp dụng kỹ thuật QLRR là yêu cầu tất yếu của Hải quan các nước trong xu thế hội nhập và phát triển, nhằm cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại giữa khối lượng công việc của Hải quan tăng lên hàng ngày mà nguồn nhân lực không tăng tương ứng.

- Cần đảm bảo thông tin đầy đủ, đồng bộ, cập nhật, nhất là hệ thống thông tin cánh báo trước, thông tin tình báo ở nước ngoài. Hệ thống thông tin này đòi hỏi sự đầu tư lớn về phương tiện, tài chính và con người, nhất là những người làm nhiệm vụ phân tích phải có trình độ cao.

- Phải đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Hải quan, trong đó áp dụng công nghệ thông tin, các hình thức QLRR đa dạng, phong phú trong quy trình nghiệp vụ Hải quan nói chung, trong thủ tục Hải quan đôi với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải XNC nói riêng.

- Phải xây dựng tổ chức thực thi QLRR chuyên nghiệp; đồng thời phát triển Hệ thống thông tin hỗ trợ QLRR và bộ máy cơ chế điều hành QLRR. - Phải tạo căn cứ pháp lý đủ nạnh cho việc áp dụng QLRR trong thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải XNC.

- Cần coi trọng công tác phối hợp liên ngành trọng quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC. Cơ quan Hải quan phải có thẩm quyền tiếp cận và sử dụng các hồ sơ, các dữ liệu thương mại về hoạt động mua hàng hóa, giao dịch ngoại tệ, vận chuyển hàng hóa, bán hàng hóa sau khi nhập khẩn có liên quan của doanh nghiệp từ ngân hàng, cơ quan thuế nội địa, cơ quan bảo hiểm, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an cũng như các cơ quan khác có liên quan.

- Cần có sự thống nhất trong công tác quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trên cơ sở hoạt động quản lý Nhà nước đối với đối tượng

này vừa đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với các thông lệ quốc tế vừa tạo được thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Tạo ra sự thông thương, thuận lợi cho hoạt động thương mại. Tránh ban hành các chính sách quản lý chồng chéo, nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều chủ thể, nhiều cơ quan ban ngành cùng quản lý điều chỉnh quản lý chung một đối tượng, dẫn đến tình trạng gây thêm ách tắc và khó khăn cho hoạt động giao thương thương mại của Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHƢƠNG TIỆN VẬN TÀI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA

KHẨU QUỐC TẾ LAO BẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 59 - 61)