Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 44)

1.2.5.1. Chế độ, chính sách quản lý

Chế độ chính sách quản lý hàng hóa XNK, phương tiện hàng hóa XNC là tổng hợp các văn bán pháp luật quy định các loại hình, loại hàng hóa XNK, phương tiện XNC khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm đảm bảo cho quản lý nhà nước được rõ ràng, không chồng chéo. Đó còn là các quy định về hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC như Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Chế độ, chính sách quản lý hàng hóa XNK, phương tiện XNC có hợp lý và đồng bộ thì quản lý nhà nước mới có điều kiện hoàn thành mục tiêu. Thông thường chế độ, chính sách quản lý phải trải qua thời gian và nhiều lần thay đổi, bổ sung thì mới hoàn thiện, đầy đủ và đảm bảo những nguyên tắc của hệ thống, cho phép thực hiện được những mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Đi cùng với quá trình đổi mới chế độ, chính sách hàng hóa XNK, phương tiện XNC, hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan cũng được cải cách tương ứng vừa phù hợp với yêu cầu trong nước vừa tương hợp với yêu cầu của Tổ chức Hải quan Thế giới và tiến trình tự do hoá thương mại trên thế giới. Nếu chế độ, chính sách quản lý hàng hóa, phương tiện quá lạc hậu với nhiều bất hợp lý kéo dài thì quản lý nhà nước đối với các đối tượng này sẽ gặp khó khăn mà lại không đạt mục tiêu đề ra.

1.2.5.2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hải quan

Cơ cấu tổ chức quản lý của cơ quan Hải quan là một chỉnh thể gồm các đơn vị chủ quản, các đơn vị trực thuộc theo hệ thống thứ bậc có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm phù hợp với từng cấp, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, từng khâu, thực hiện chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động. Cơ quan Hải quan có chức năng tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện pháp luật và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa.

Số lượng cấp quản lý hợp lý sẽ đảm bảo tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức và phù hợp với yêu cầu thực tế. Cơ cấu hợp lý thể hiện ở chỗ mỗi cấp, mỗi khâu đều được xác định rõ phạm vi, chức năng và nhiệm vụ quản lý, trên cơ sở đó có sự phân công hợp lý giữa các bộ phận, loại trừ những hiện tượng chồng chéo, trùng lặp hoặc không có người phụ trách. Cơ cấu hợp lý còn đòi hỏi xác định rõ mối quan hệ dọc, ngang, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ về

nhiệm vụ v.à hoạt dộng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Ngoài ra, cơ cấu cơ quan Hải quan hợp lý còn phải bảo đảm tính thiết thực, tính kinh tế và tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, bảo đảm tính tương đối ổn định, song không bảo thủ trì trệ linh hoạt song không liên tục thay đổi của cơ cấu các bộ phận trực thuộc.

Cơ cấu tổ chức quản lý càng được hoàn thiện càng có tác động tích cực, hiệu quả tới quá trình quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện XNC. Ngược lại, cơ cấu không hợp lý hay xáo trộn, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng sẽ làm cho quá trình quản lý nhà nước kém hiệu quả, hao tổn nguồn lực và không hướng tới được mục tiêu.

* Cơ cấu tổ chức của lượng lượng Hải quan được thể hiện như sau: Theo Điều 3, Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của

Thủ tướng chính phủ, cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan gồm: 1. Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương:

a) Vụ Pháp chế;

b) Vụ Hợp tác quốc tế;

c) Vụ Tổ chức cán bộ;

d) Vụ Tài vụ - Quản trị;

đ) Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); e) Thanh tra;

g) Cục Giám sát quản lý ;

h) Cục Thuế xuất nhập khẩu;

i) Cục Điều tra chống buôn lậu; k) Cục Kiểm tra sau thông quan;

l) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;

m) Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

o) Trường Hải quan Việt Nam;

p) Báo Hải quan.

Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm 1 khoản 1 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ điểm m đến điểm p là tổ chức sự nghiệp.

2. Các cơ quan Hải quan ở địa phương:

a) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan: (Bao gồm 34 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố) b) Các Chi cục Hải quan: Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

c) Các đơn vị quy định tại điểm a và điểm b khoản này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

1.2.5.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Hải quan CK

(Được quy định tại Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

+ Chức năng

Trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chống ma túy trọng phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

(l) Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

2) Thực hiện kiểm soát Hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; phòng, chống

lna túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan.

Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Chi cục Hải quan.

(3) Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thực hiện việc ấn định thuế, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ Hải quan; đảm bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

(4) Thực hiện thống kê Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.

(5) Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan.

(6) Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và của riêng cục Hải quan. (7) Thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. (8) Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ

và xử lý vi phạm hành chính ; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền của Chi cục Hải quan được pháp luật quy định

(9) Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục Hải quan và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan.

(10) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan trên địa bàn hoạt động Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

(ll) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật cho

các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

(12) Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

(13) Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh.

(14) Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan.

(15) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh giao.

1.2.5.3. Năng lực, trình độ của đội ngũ công chức Hải quan

Con người luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chính sách. Trình độ, năng lực của công chức Hải quan không chỉ ảnh hưởng đến việc tham mưu, xây dựng chính sách quản lý llhà nước mà còn quyết định hiệu quả hay không khi thực hiện chính sách đó. Trong thời đại ngày nay, việc xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC không những phải đảm bảo phù hợp với cam kết

quốc tế mà còn phải phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước. Công chức làm quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện XNC vừa là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng khai Hải quan (những đối tượng thường có nhiều nguy cơ, thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại) vừa phải triển khai thực hiện các nội dung của chính sách quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện XNC, trực tiếp giải quyết các vướng mắc của đối tượng khai Hải quan. Chính vì thế, nếu đội ngũ công chức Hải quan không có phẩm chất đạo đức tốt trình độ chuyên môn phù hợp thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách ban hành sẽ không phát huy được tác dụng, bị lợi dụng, tạo sơ hở để đối tượng khai Hải quan gian lận thương mại, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, công chức Hải quan phải am hiểu thực tế để có thể tham mưu cho Chính phủ xây dựng chính sách quản lý hàng hóa XK, hàng hóa NK phù hợp với trình độ của đối tượng khai Hải quan. Nếu chính sách ban hành không phù hợp với trình độ của đối tượng khai Hải quan thì chính sách không thể đi vào cuộc sống.

1.2.5.4. Phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan

Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC của cơ quan Hải quan. Ngày nay, do lưu lượng hàng hóa XNK, phương tiện XNC ngày càng nhiều nên yêu cầu đặt ra là phải trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại cho cơ quan Hải quan nhằng nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.

Nếu trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá XNK, phương tiện vận tải XNC phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn, từng chủng loại hàng hóa thì tốc độ kiểm tra sẽ được đẩy nhanh mà vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ của các chủ thể tham gia. Nếu cơ quan Hải quan trang bị kỹ thuật đầy đủ cho công chức kiểm hoá các thiết bị đồng bộ

như máy soi hiện đại máy phát hiện các loại hàng cấm cho các điểm thông quan, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới... thì không những cho phép thông quan nhanh, giảm áp lực cho công chức Hải quan mà vẫn kiểm soát chặt chẽ được các hoạt động thông quan hàng hóa. Ngược lại, nếu trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu buộc công chức Hải quan phải kiểm tra thủ công thì công việc vừa chậm, vừa bỏ sót vừa tạo cơ hội cho công chức tham nhũng.

Ngày nay, quản lý nhà nước có xu hướng hiện đại hóa theo các phương diện sau: .

- Tin học hoá: toàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong cơ quan Hải quan và giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan liên quan; Xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận khai báo Hải quan, tính thuế thu thuế, giải phóng hàng, thông quan giám sát Tin học hóa sẽ hỗ trợ cho cải cách thủ tục Hải quan rút gọn thủ tục giấy tờ. - Tự động hoá: Thực hiện tự động hóa thủ tục Hải quan ở tất cả các địa

bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Nhiều quốc gia tự động hóa quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK từ khâu tiếp nhận khai báo đến thông quan hàng hóa.

- Đơn giản hóa thủ tục khai Hải quan: khai Hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. Người làm thủ tục Hải quan chủ yếu là các đại lý làm

thủ tục Hải quan.

Giám sát Hải quan một cách gián tiếp: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu...

1.2.5.5. Thái độ tuân thu của người khai Hải quan

Quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện XNC thuận lợi hay khó khăn còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của người khai

hai quan, nếu đa số người khai Hải quan tuân thủ pháp luật tốt thì quá trình kiểm tra, giám sát sẽ dễ dàng hơn, thời gian thông quán hàng hóa sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu người khai Hải quan cố tình gian lận, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hải quan thì công việc quản lý của Hải quan sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí còn gặp nguy hiểm, nguy cơ mất mát công chức rất lớn. Hơn nữa, tình trạng gian lận thương mại chủ yếu do người khai Hải quan có thái độ không tuân thủ pháp luật . Để phân biệt những đối tượng kém ý thức tuân thủ, Hải quan áp dụng QLRR vào quy trình quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC. Đây là một bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan, hỗ trợ cơ quan Hải quan trong việc tập trung bố trí, sắp xếp nguồn lực vào quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, các đối tượng được xác định là có độ rủi ro cao. Cơ chế QLRR cũng tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tượng quản lý. Hiện nay, để phân luồng hồ sơ khai báo của người khai Hải quan, hệ thống QLRR chủ yếu dựa vào các thông tin về người khai Hải quan như tính chấp hành pháp luật , hàng hóa XNK, phương tiện XNC, tính ngẫu nhiên. Những căn cứ đó là cơ sở để Hải quan phân loại người khai Hải quan vào ba loại: có ý thức tuân thủ tốt; có ý thức tuân thủ trung bình; có ý thức tuân thủ kém. Trên cơ sở phân loại như vậy cơ quan Hải quan sẽ tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 44)