Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 56 - 59)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước Đối vói hàng hóa XNK, phương tiện vận

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuấtnhập khẩu,

phương tiện vận tải XNC

1.3.1.1. Ở Nhật Bản

Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trên thế giới. Các kinh nghiệm của Nhật Bản về tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan rất hữu ích cho các nước đang trong quá trình cải cách và hiện đại hóa. Trong hoạt động XNK hàng hóa, phương tiện vận tải XNC, Hải quan Nhật Bản rất chú trọng trong việc áp dụng kỹ thuật QLRR đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải XNC. Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu của Nhật Bản chuyển từ hệ thống Hải quan tính thuế sang hệ thống người nhập khẩu tự khai báo và tính thuế. Mục tiêu cơ bản của hệ thống tự khai báo, tự tính thuế là khuyến khích người nhập khẩu nộp thuế Hải quan trên cơ sở khai báo mà người đó cho là chính xác. Tuy nhiên, các khai báo tự nguyện không phải lúc lào cũng chinh xác do thiếu kiến thức hay do hiểu chưa đúng về các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc về hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, mỗi tờ khai cần được kiểm tra và rà soát thật kỹ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu: Việc kiểm tra và rà soát kỹ các tờ khai có thể sẽ làm chậm việc thông quan hàng hóa. Chính vì vậy, Hải quan Nhật Bản phải sử dụng tiêu chí đánh giá, phân tích rủi ro. Từ đó có thể phân loại được các đối tượng có nguy cơ vi phạm trong hoạt động XNK hàng

hóa, XNC phương tiện vận tải để đưa ra kế hoạch phương án xử lý kịp thời đảm bảo cho quản lý nhà nước một cách hiệu quả.

1.3.1.2. Ở Thái lan

Hải quan Thái Lan nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chương trình tự động hóa. Hải quan Thái Lan đã thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử để kiểm soát tất cả các giao dịch thương mại của doanh nghiệp thông qua áp dụng hệ thống thông quan băng máy tính cho hàng hóa xuất khẩu từ năm 1998. Hệ thống này được mở rộng đối với hàng nhập khẩu và được triển khai đầy đủ tại các cảng biển, cảng hàng không trên toàn quốc từ năm 2000.

Hải quan Thái Lan đã sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các nhu cầu của chính cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trên hai mảng hoạt động dịch vụ công cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm xử lý tờ khai hàng hóa, xử lý thông quan hàng hoá, thu thuế, hoàn thuế, thu thập số liệu chừng kê, QLRR và các hoạt động văn phòng của cơ quan Hải quan.

Trong những năm gần đây, Hải quan Thái Lan đã triển khai một thế hệ tự động hóa Hải quan mới có tên gọi ''E-Customs'' hay Hải quan điện tử. Hải quan điện tử sử dụng các dịch vụ Intemet và tuân thủ các chuẩn mực và hướng dẫn của Công ước Kyoto sửa đổi. Các thủ tục và quy trình xử lý chính của Hải quan được tái thiết kế như một phần của hệ thống Hải quan điện tử, bao gồm các lĩnh vực chính như kiểm soát hàng hóa, xử lý tờ khai hàng hóa và tính thuế. Hơn nữa, hệ thống tự động hóa mới cũng được tích hợp với các hệ thống của các cơ quan chính phủ và các khách hàng, trong đó có cả doanh nghiệp, ngân hàng, các nhà kinh doanh kho ngoại quan và các nhà quản lý khu thương mại tự do. Hệ thống mới có thể xử lý nhiều loại dịch vụ Hải quan với độ đảm bảo an toàn, an ninh cao và thời gian phản hồi thông tin nhanh chóng. Từ khâu nộp tờ khai Hải quan đến khâu ra quyết định kiểm tra thực tế

hàng hóa đều được thực hiện tự động bằng máy móc trên cơ sở bộ tiêu chí chọn lọc.

Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp Hải quan Thái Lan thực hiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC được thuận lợi hơn rất nhiều.

1.3.1.3. Ở Mỹ

Hải quan Mỹ là cơ quan duy nhất và thống nhất quản lý biên giới, cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh nước Mỹ và người dân Mỹ. Nhiệm vụ của cơ quan này là xác định, kiểm tra trước và chỉ đạo các biện pháp nghiệp vụ để điều tra những lô hàng có tiềm ẩn rủi ro sẽ tới Mỹ.

Để quản lý nhà nước có hiệu quả đảm bảo an ninh, an toàn cho đất nước và người dân, Hải quan Mỹ phải làm việc với cơ quan Hải quan nước ngoài để thiết lập các tiêu chí an ninh xác định các lô hàng có độ rủi ro cao. Hiện có khoảng 58 cảng biển nước ngoài ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu á, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latinh và Trung Mỹ thuộc quản lý của khoảng 35 cơ quan Hải quan và được tiếp tục mở rộng tại các vị trí chiến lược toàn cầu áp dụng các biện pháp an ninh đối với những lô hàng được xuất khẩu từ các điểm nêu trên.

Để hàng hóa được xuất khẩu, quá cảnh, các cảng biển nước ngoài phải đáp ứng các tiểu chuẩn tối thiểu sau:

- Công chức Hải quan nước sở tại phải có khả năng kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh các cảng biển của nước mình.

Cảng biển phải được trang bị và sử dụng các thiết bị kiểm tra không phá mẫu (bằng tia X hoặc tia Gamma) và các thiết bị phát hiện phóng xạ.

- Công chức Hải quan nước sở tại phải chia sẻ dữ liệu, thông tin tình báo và thông tin QLRR với Hải quan Mỹ.

- Cảng biển phải tiến hành đánh giá kỹ cơ sở hạ tầng và cam kết giải quyết những vấn đề tồn đọng về hạ tầng.

- Cảng biển phải duy trì các chương trình liêm chính, xác định và kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm liêm chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 56 - 59)