Các yếu tố đó ảnh hưởng và làm thay đổi tương đối thời gian làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 73 - 76)

2.2. Thực trạng phương tiện vận tải xuấtnhập cảnh tại cửa khẩu Quốc tế

2.2.6. Các yếu tố đó ảnh hưởng và làm thay đổi tương đối thời gian làm

tục thông quan cho một phương tiện vận tải XNC:

a) Thời gian thông quan đối với hàng hóa XNK mà phương tiện vận tải đang chuyên chở:

Như đã nói ở phần 2.2.5, các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến thời gian thông qua cho một phương tiện vận tải là rất nhiều. Trong đó, yếu tố thời gian thông quan cho một lô hàng XNK mà phương tiện vận tải đang chuyên chở được tóm lược ở bảng số liệu sau.

Bảng 2.3: Thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan cho một lô hàng XNK

TT Mô tả công việc trong quá trình hoàn thành thủ Thời gian thực tục Hải quan cho một lô hàng hiện (phút)

1 Hồ sơ Hải quan lô hàng XK điện tử hoàn thành thủ 10 tục kiểm tra

2 Hồ sơ Hải quan lô hàng NK điện tử hoàn thành thủ 10 tục kiểm tra

3 Hồ sơ được luân chuyển từ bước kiểm tra hồ sơ 2

sang bộ p hận kiểm hóa (giao nhận)

4 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra 60 thực tế toàn bộ

5 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra 45 thực tế theo tỷ lệ

Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra

6 60

thực tế toàn bộ

7 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra 45 thực tế theo tỷ lệ

đóng dấu, trả lời khai

8 3

9 Tờ khai XK đã được kiểm tra và xác nhận qua khu 3.5 vực giám sát

10 Tờ khai XK đã được kiểm tra và xác nhận qua khu 3.5 vực giám sát

(Thời gian trên là thời gian trực tiếp thao tác đối với hồ sơ và hàng hóa để thông quan 01 lô hàng thông thường, không bao gồm thời gian gián tiếp của cơ quan Hải quan để quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, hoàn thành kiểm tra lệ phí đối với lô hàng, không bao gồm các trường hợp đặc biệt như lỗi hệ thống, phát sinh các vi phạm cần xử lý).

b) Thời gian làm thủ tục, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng: Theo quy định của Luật biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật

khác về chức năng nhiệm vụ của lực lượng Biên phòng tại các cửa khẩu đường bộ, lực lượng biên phòng cũng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận tải xuất nhập cảnh theo quy trình của mình. Đây là khoảng thời gian được cộng vào với khoảng thời gian mà phương tiện vận tải được làm thủ tục XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biêt và cần thiết, phương tiện vận tải XNC còn phải làm thủ tục về an toàn kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật mỗi nước.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phƣơng tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo

2.3.1. Hệ thống văn bản quán lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh

a) Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015. Thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được quy định cụ thể tại Điều 2, Điều 16, Điều 21, Điều 25, Điều 35, Điều 56,

Điều 69, Điều 74, 75,76,77,78.

b) Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan Về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

c) Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 4 năm 2015.

Phạm vi điều chỉnh đối với đối tượng là phương tiện vận tải đường bộ XNC được thể hiện ở các Điều 26, 27,28, 29, 30

d) Nghị định thư số 72/2010/SL-LPQT ngày 17/12/2010 thực hiện Hiệp

định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2010.

Nghị định này quy định một số nội dung đối với phương tiện vận tải của 2 nước Việt Nam – Lào qua lại biên giới. Trong đó, ngoài việc tuân thủ pháp luật của mỗi bên, Nghị định cho phép phương tiện vận tải mỗi nước sang hoạt động trên lãnh thổ của nước kia được thuận lợi hơn, cụ thể:

+ Phương tiện vận tải được tạm nhập vào lãnh thổ mỗi Bên ký kết được phép lưu hành trong thời hạn 30 ngày và được phép gia hạn một lần với thời gian không quá 10 ngày trong trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do khách quan. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện gặp sự cố chịu trách nhiệm gia hạn. Việc tái xuất không phụ thuộc vào cửa khẩu tạm nhập.

+ Phương tiện của mỗi bên được phép vào lãnh thổ của nước kia trong khu vực biên giới để giao nhận hàng hóa, thăm thân nhân, thời gian lưu trú tối đa là 24h. Trong trường hợp cần thiết phải làm thủ tục gia hạn lưu trú tại Chi cục hải quan cửa khẩu, chỉ duy nhất một lần gia hạn, thời gian gia hạn tối đa 24h.

+ Mỗi Bên ký kết công nhận biển đăng ký phương tiện, giấy đăng ký phương tiện, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương

tiện và/hoặc tem kiểm định, giấy phép lái xe và giấy phép liên vận do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cấp.

+ Nghị định cũng quy định thống nhất về mẫu Sổ giấy phép liên vận, phù hiệu gắn trên phương tiện vận tải của mỗi nước.

+ Nghị định cũng quy định rõ 15 cặp cửa khẩu của Việt Nam – Lào được thực hiện đầy đủ các nội dung của Nghị định thư về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)