Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động Hải quan đối với phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 89)

tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo

+ Xây đựng quy trình kiểm tra, giám sát

Hàng tháng Chi cục luôn có kế hoạch thực hiện công tác tự kiểm tra trong nội bộ của đơn vị, nhằm phát hiện những bất cập về chính sách quản lý điều hành; khắc phục những sai sót trong quy trình nghiệp vụ của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ.

Hàng quý Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị tiến hành các cuộc thanh kiểm tra tất cả các hoạt động ở các đơn vị cơ sở trong đó có việc việc kiểm tra tính tuân thủ của công chức trong quý trình thực hiện thủ tục Hải quan nói chung và thủ tục Hải quan đói với phương tiện vận tải XNC nói riêng, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mặt trong quy trình nghiệp vụ, đề xuất với Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính sửa đổi một số nội dung trong quy trình thủ tục Hải quan cho phù hợp với tình hình thực tế đối với hoạt động quản lý phương tiện vận tải XNC.

+ Thống kê lưu lượng phương tiện XNC:

Thường xuyên thống kê lưu lượng phương tiện XNC qua cửa khẩu để có kế hoạch sát đúng trong việc bố trí nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý phương tiện vận tải XNC. Qua thống kế để đánh giá tình hình hoạt động thương mại và du lịch qua cửa khẩu, từ đó có kế họach đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo cấp trên sát đúng với tình hình thực tế.

2.4. Đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với phƣơng tiện vận tải tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo

2.4.1. Những mặt đạt được

Những năm gần đây kể từ khi triển khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử mà đặc biệt từ ngày 28/5/2014 khi ngành Hải quan chính thức áp dụng Hệ thống VNACCS-VCIS trong thông quan hàng hóa phục vụ yêu câu cải cách, hiện đại hóa quản lý nhà nước nói chung tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nói riêng, việc thực hiện thủ tục thông quan điện tử đã làm giảm công việc cho công chức Hải quan và cán bộ của doanh nghiệp đi làm thủ tục. Toàn bộ công việc được xử lý thông qua hệ thống điện tử giúp cho việc quản lý được hiệu quả, khoa học; hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, hạn chế tình trạng tiêu cực xảy ra.

2.4.2. Những tồn tại

2.4.2.1. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo tập trung vào một số điểm sau

+ Tình trạng vi phạm về khai Hải quan còn xảy ra nhiều do doanh nghiệp chưa chủ động với hình thức Hải quan điện tử, còn lúng túng, bị động cả về con người làm thủ tục Hải quan lẫn cơ sở hạ tầng về thiết bị đường truyền từ doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan.

+ Thời gian thông quan hàng hóa còn chậm; việc xử lý của cơ quan Hải quan trong hoạt động quản lý còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Tất cả

những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ và phần nào gây nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

+ Trong công tác công khai hóa thủ tục hành chính, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã thực hiện tốt, đầy đủ. Tuy nhiên, việc công khai quá nhiều,

chưa rõ ràng, đôi lúc khó đọc, khó tiếp cận, nên doanh nghiệp khó thực hiện.

+ Hệ thống quản lý rủi ro của ngành Hải quan là cơ sở dữ liệu tập trung quan trọng giúp phân tích, đánh giá rủi ro trong quá trình làm thủ tục Hải

quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC. Tuy nhiên, thông tin nhiều doanh nghiệp chưa được cập nhật đầy đủ, cập nhật chưa chính xác; hệ thống đôi lúc lỗi, phân luồng ngẫu nhiên..., nên việc để lọt hàng lậu và tình trạng lợi dụng của doanh nghiệp vẫn còn xảy ra, khó quản lý.

+ Hệ thống mạng, đường truyền và chương trình quản lý chưa thực sự đảm bảo nên lỗi thường xuyên xảy ra; việc xử lý lỗi trên cơ sở dữ liệu tập

trung còn chậm; cơ sở pháp lý cho văn bản qua mạng chưa cụ thể rõ ràng nên việc thông quan chưa hoàn toàn tự động, đôi lúc thời gian thông quan dài hơn so với thủ tục Hải quan truyền thống.

+ Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị còn chậm, chưa đáp ứng với lưu lượng hàng hóa và phương tiện XNC tăng lên hàng năm.

+ Biên chế của đơn vị còn rất thiếu, đã nhiều lần đề xuất nhưng chưa được đáp ứng, việc tiếp nhận .phân công biên chế hàng năm quá ít so với nhu cầu thực tế, vì vậy, chưa bố trí đủ lực lượng cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo thực hiện quy trình nghiệp vụ, công chức còn phải kiêm nhiệm nhiều

khâu nghiệp vụ khác, thời gian làm việc của CBCC vượt quá quy định của Luật lao động.

+ Đội ngũ cán bộ công chức Hải quan là một trở ngại không nhỏ trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC. Vấn đề này không chỉ bộc lộ ở trình độ nghiệp vụ, chuyên môn mà còn ở kinh nghiệm công tác và thái độ tinh thần phục vụ chưa hết mình. Có không ít những lời phàn nàn kêu ca của doanh nghiệp về thái độ đòi hỏi khắt khe về giấy tờ, bắt lỗi chính tả, kéo dài thời gian làm thủ tục... đã làm khó khăn cho tiến trình cải cách hiện đại hóa Hải quan tại Chi cục và quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK.

+ Đặc thù của ngành Hải quan là công chức thường xuyên được luân chuyển theo vị trí công việc trong toàn Cục; Cụ thể: Đối với nhân viên thừa hành, 2 năm phải luân chuyển công việc (việc làm), 3 năm phải luân chuyển vị trí công tác (sang đơn vị mới); Đối với Lãnh đạo, 3 năm phải luân chuyển vị trí công tác. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức: Bởi đặc thù công việc của ngành luôn yêu cầu vốn kiến thức chuyên sâu, theo hướng chuyên môn hóa, nhưng với quy định này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác của CBCC đảm trách công tác chuyên môn. Bởi ngoài quy trình thủ tục Hải quan chung, thống nhất với cả nước thì chính sách thuế, thủ tục Hải quan cũng còn có những đặc thù riêng đối với khu vực Lao bảo và nước tiếp giáp Lào.

+ Việc thực hiện nhiệm vụ giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong mô hình “Một cửa, một lần dừng”:

- Tham gia triển khai thực hiện bước 4 Mô hình “Một cửa, một lần dừng‟‟ bao gồm các cơ quan, ban ngành: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch Y tế, Trung tâm quản lý cửa khẩu

(Tham gia thu phí qua lại cửa khẩu). Với nhiều cơ quan tham gia thực hiện mô hình „‟một cửa, một lần dừng‟‟ nhưng hiện tại vẫn chưa có một quy trình chung thống nhất theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên trong quá trình

thực hiện (Phía Việt Nam, phía Lào). Do đó, có sự chồng lấn nhiệm vụ khi thực hiện các thủ tục, kiểm tra, kiểm soát cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi lực lượng ngay tại cửa khẩu dẫn đến gia tăng thủ tục qua cửa khẩu, kéo dài thời gian thông quan cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cản trở tiến trình cải cách thủ tục hành chính.

- Việc làm thủ tục cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh đang được thực hiện bởi cả lực lượng Hải quan và lực lượng Biên phòng (2 chủ thể quản

lý chung một đối tượng). Cần có sự phân công rõ ràng và thống nhất về cơ quan quản lý, văn bản quy phạm pháp luật từ các cấp trung ương đến đơn vị cơ sở: Cơ quan Hải quan (Việt/Lào) làm thủ tục đối với phương tiện, hành lý XNC và hàng hóa XNK; cơ quan Biên phòng (Việt Nam)/Công an (Lào) làm thủ tục đối với hành khách XNC theo đúng quy định của pháp luật; cơ quan kiểm dịch y tế, kiểm dịch thực vật thực hiện hoạt động kiểm dịch đúng với đối tượng quy định.

+ Vấn đề làm thủ tục cho phương tiện xuất nhập cảnh qua lại cửa khẩu: Việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK và phương tiện vận tải XNC theo

mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cửa khẩu thực tế phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, chưa đúng với mục đích của mô hình đặt ra, còn nhiều bước thủ tục trùng lặp, chồng chéo giữa các lực lượng chức năng, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các lực lượng chưa phân định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng quản lý như: con người (hành khách), hàng hóa, phương tiện vận tải.

Nhằm đạt mục tiêu cải cách và đơn giản hóa thủ tục qua lại cửa khẩu trong việc triển khai mô hình “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) – Đen Sa Vẳn (Lào), cần thiết phải xây dựng một quy trình chung thống nhất giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, trong đó, phân

định rõ chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp theo đúng quy định của pháp luật. Trước hết, là xây dựng quy trình chung giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu (phía Việt Nam), tiến đến thống nhất quy trình với các lực lượng chức năng phía Bạn Lào.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan, các văn bản pháp quy liên quan triển khai chậm, chưa đầy đủ. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể và thiếu minh bạch.

Thứ hai, Hệ thống thông quan điện tử tự động do nước ngoài xây dựng trên nền tảng cấu trúc phục vụ cho quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh từ chính quốc gia đó. Do vậy, việc áp dụng, sử dụng Hệ thống này ít nhiều đã không phù hợp với thực tế quản lý ở nước ta.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

+ Về cơ cấu tổ chức:

Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo được thành lập trên cơ sở chức năng quản lý Nhà nước được phân công, nên về cơ bản, mô hình tổ chức đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý Nhà nước tại Chi cục. Tuy nhiên về nhân lực, theo đề án định biên (xác định biên chế) của Chi cục, để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại Chi cục phải cần 52 biên chế, bao gồm cả lái xe và tạp vụ, trong khi hiện tại, Chi cục mới chỉ có 46 biên chế. Chưa kể, trong trường hợp UBND tỉnh qụy hoạch khu phi thuế quan (khu kinh doanh hàng miễn thuế) theo quy định tại Quyết định 72/3013/QĐ-TTg và Thông tư l09/2014/TT-BTC, thì cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục phải tăng thêm để đáp ứng nhu cầu công việc. Hiện tại, nhiều cán bộ công chức phải cùng lúc thực hiện kiêm nhiệm, làm ngoài giờ để giải quyết hết khối lượng công việc.

+ Về cơ chế chính sách:

Đối tượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh vẫn đang được điều chỉnh bởi 2 hệ thống văn bản quy pháp pháp luật của 2 cơ quan quản lý nhà nước là Hải quan và Bộ đội biên phòng. Điều này không những thể hiện sự chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải XNC mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm thủ tục hành chính, phát sinh thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu, chưa tạo được sự thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp và hành khách XNC.

Mô hình kiểm tra “”một cửa một lần dừng”” đã được 2 nước chính thức triển khai nhưng quy trình thủ tục của mỗi nước vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo đúng với mục tiêu của đề án cải cách của mô hình đã đề ra.

Chương 3:

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHƢƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA

KHẨU LAO BẢO

3.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn mới

3.1.1. Dự báo xu hướng đổi mới Hải quan thế giới

Để thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa, Hải quan các nước đều phải cải cách theo xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa và minh bạch hóa. Đặc trưng của xu hướng hiện đại hóa là áp dụng điện tử trong nghiệp vụ Hải quan. Điện tử hóa tiến tới tự động hóa hoạt động Hải quan là xu hướng đã xuất hiện ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Tuy nhiên, để điện tử hóa hoạt động Hải quan cần rất nhiều điều kiện mà nếu không được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng sẽ tiềm ẩn nguy cơ thất bại hoặc không hiệu quả. Những điều kiện cho Hải quan điện tử không phải là môi trường mạng hiệu quả cao, mà còn cả các phần mềm hữu hiệu và một quá trình phổ cập tin học

cho không chỉ nhân viên Hải quan lùa còn cả các đối tác liên quan đến Hải quan. Xu hướng hiện cải cách thứ hai là đơn giản thủ tục và minh bạch thông tin, nhất là thông tin về quy định pháp lý liên quan đến thủ tục Hải quan để các chủ hàng XNK, XNC tự giác tuân thủ. Do đó, hoạt động kiểm soát của Hải quan phải định hướng chính vào khuyến khích tuân thủ tự giác chứ không phải trực tiếp kiểm soát. Trong bối cảnh đó, QLRR là một công cụ đắc lực để Hải quan thích nghi với quản lý sự tuân thủ và giảm chi phí Hải quan. Xu hướng thứ ba là tiếp tục hài hòa thủ tục Hải quan giữa các nước có quan hệ ngoại thương thường xuyên và ở quy mô lớn với nhau. Sự hài hòa thủ tục Hải quan sẽ phát triển ở cấp độ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương hơn là các thỏa thuận song phương, trong đó WTO và WCO có vai trò thúc đẩy và

đưa ra các tiêu chuẩn làm căn cứ hài hòa. Xu hướng thứ tư là mở rộng kiểm soát Hải quan ra ngoài biên giới quốc gia thông qua các sự hợp tác Hải quan giữa các nước cũng như thông qua phương thức hài hòa tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, hợp tác chống tội phạm quốc tế và hình thành cơ sở dữ liệu chung. Tất nhiên đây là xu hướng khó khăn nhất nhưng các biểu hiện của nó đã đủ cho thấy là sẽ tiến triển trong tương lai.

3.1.2. Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020

Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở tập trung đầu tư để hiện đại hóa Hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời co tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vòng địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành giải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch thủ tục Hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 89)