Mục tiêu của Ngành Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 100 - 103)

3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước trong giai đoạn mới

3.1.3. Mục tiêu của Ngành Hải quan

Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập của Hải quan Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng những chuẩn mực và thông lệ tiên tiến của Hải quan thế giới. Bắt đầu với việc hội nhập sâu vào WTO và thực hiện các cam kết trong ASEAN... phương thức hoạt động của Hải quan Việt Nam đã có những thay đổi căn bản và chúng ta phải thực hiện các cam kết của mình trong quá trình hội nhập, đặc biệt khi đã là thành viên chính thức của WTO năm 2007 tăng cường quản lý nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ngành Hải quan nhằm đảm bảo thực hiện cam kết.

Thứ hai, đảm bảo thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 được xác định như sau: ''Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nuộc theo quy định của pháp luật; Lấy cải cách, hiện đại hoá làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hoá Hải quan vùng, địa bàn trọng điểm đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối hài hoà giũa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hoá chung của Hải quan việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính tri, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân'' .

Trên cơ sở đó, mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 là: xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục Hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thực quản lý rủi ro, đạt trình độ thương đương với

các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dụng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lơi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lơi ích của nhà nước, quyền và nghiã vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, XNC:

Việc quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, XNC thương mại phải đảm bảo tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, trên cơ sở:

- Tạo môi trường quản lý nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan.

Thứ tư, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Việc áp dụng quản lý Nhà nước hiện đại đảm bảo "thu đúng, thu đủ" vào ngân sách Nhà nước đặt ra cho Ngành Hải quan những thách thức lớn. Hiện nay, còn rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách, pháp luật của Nhà nước để buôn lậu, gian lận thương mại.

Như vậy, có thể nói việc quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC phải thuận lợi, nhanh chóng nhưng phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, chống được buôn lậu và gian lận thương mại. Điều này đặt ra vấn đề về việc tìm ra những giải pháp trong quản lý trước mắt và lâu dài giúp cho cơ quan Hải quan quản lý hiệu quả hơn nữa đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải qua cửa khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế lao bảo quảng trị (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)