Nội dung quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 27)

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp trung ương

Một là, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược bình đẳng giới

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước. Công tác bình

đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Từ vai trò quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Theo đó đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Với 07 mục tiêu:

Mục tiêu 1, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

Mục tiêu 2, giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.

Mục tiêu 3, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu 4, bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Mục tiêu 5, bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.

Mục tiêu 6, bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về bình đẳng giới

Thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước với hệthống quy định do Nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập kỷ cương xã hội.

Chính sách là tập hợp các chủ trương, các biện pháp khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt được mục đích của chủ thể ra chính sách.

Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.

Các loại thể chế bình đẳng giới, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các cấp, trong đó cấp trung ương thì Bộ LĐTBXH là cơ quan tham mưu chính, cấp tỉnh là Sở LĐTBXH, cấp huyện là phòng LĐTBXH huyện.

Chính sách bình đẳng giới, quy định tại điều 7 của Luật Bình đẳng giới quy định 5 chính sách cơ bản của Nhà nước bao gồm:

Thứ nhất, bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Thứ hai, bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.

Thứ ba, áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Thứ tư, khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ năm, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Việc xây dựng chính sách và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đề thực hiện công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Ở nước ta có nhiều chính sách, nghị định và nghị quyết thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới đã được triển khai. Luật bình đẳng giới 2006 ra đời tạo ra khung pháp lý để đẩy mạnh hơn nữa quyền bình đẳng của nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã hội và gia đình; Hiến pháp 2013 đảm bảo nam, nữ có quyền bình đẳng theo pháp luật; Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 24/7/2007 của Bộ Chính trị về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm xác định các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp cụ thể để xây dựng tổ chức Hội LHPN ngày càng vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ, phụ nữ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách, chương trình, đề án có liên quan đến bình đẳng giới như:

- Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020;

- Chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số;

- Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu là “Giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ

trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020”;

- Đề án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại khu vực nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020”;

- Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”.

Ba là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới

Hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một hoạt động với phạm vi rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bình đẳng giới cần hoàn thiện, thường xuyên kiện toàn bộ máy quản ký nhà nước về bình đẳng giới, nâng cao năng lực điều tra và nắm số liệu về giới, tăng cường công tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy mạnh công tác phối hợp giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu bình đẳng giới, đáp ứng yêu cầu phát triển và xu hướng hội nhập của đất nước.

Bốn là, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới

Bố trí đủ cán bộ quản lý và thực hiện nhiệm vụ làm công tác bình đẳng giới ở các cấp; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp xã, phường, thị trấn, đặc biệt ở khu phố, xóm, ấp cụm dân cư. Xây dựng mạng lưới chuyên gia về giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Năm là, hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác bình đẳng giới; chi ngân sách nhà nước cho công tác bình đẳng giới theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho những ngành, vùng, khu vực có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao về bất bình đẳng giới, vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi còn nhiều tập tục lạc hậu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sáu là, thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Công tác thanh tra, giám sát thực hiện bình đẳng giới được quy định tại điều 35, 36 của Luật bình đẳng giới cũng như trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Theo đó, thường xuyên, tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, trước hết là quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.

Tổ chức sơ, tổng kết hàng năm và giai đoạn 5 năm thực hiện chiến lược quốc gia, chương trình hành động bình đẳng giới để đánh giá những mặt làm được, những hạn chế, chưa làm được, rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp tỉnh

Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược bình đẳng giới cấp tỉnh

Trên tinh thần Hiến pháp, Luật bình đẳng giới và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới của Trung ương, tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản nhằm thực hiện bình đẳng giới như:

Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 07–NQ/TU ngày 28/11/2007 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm xác định các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp cụ thể để xây dựng tổ chức Hội LHPN ngày càng vững mạnh và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

UBND tỉnh ban hành các kế hoạch:

Kế hoạch số 9521/KH-UBND ngày 19/11/2010 về thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm kêu gọi và nâng cao vai trò của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Kế hoạch số 3910/KH – UBND ngày 10/6/2011 về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, bao gồm các mục tiêu, dự án cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến việc lồng ghép trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của địa phương; tổ chức các hoạt động hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong một số lĩnh vực và các vùng có khoảng cách lớn về bình đẳng giới; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, tham gia của mỗi cá nhân, gia

đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới, huy động mọi nguồn lực tối đa để thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới.

Quyết định số 3020/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 về phê duyệt Chương trình hành động về Bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011- 2015 triển khai thực hiện 4 dự án về bình đẳng giới, các dự án này nằm trong Chương trình Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, nhằm triển khai có hiệu quả các mục tiêu về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

Thứ hai, xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về bình đẳng giới cấp tỉnh

Căn cứ Luật bình đẳng giới, các Nghị định, chiến lược, chương trình về bình đẳng giới của Chính phủ. UBND cấp tỉnh cụ thể hóa thành chỉ thị, đề án, các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã ban hành một số Đề án, Chiến lược liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới như Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2015; Đề án 343 về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2015; Đề án 295 về dạy nghề cho lao động nông thôn; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới hàng năm. Các văn bản này trước khi ban hành đã được lấy ý kiến của Sở LĐTBXH, Hội LHPN tỉnh, các sở ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội để đảm bảo yếu tố lồng ghép giới trong các lĩnh vực lao động, y tế, văn hóa, gia đình nhằm hướng đến mục tiêu bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực.

Thứ ba, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp tỉnh Công tác kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Bình đẳng giới cấp tỉnh được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương; cấp tỉnh

có Ban VSTBPN, đồng thời thường xuyên, kịp thời kiện toàn thành viên Ban VSTBPN tỉnh khi nhân sự thay đổi; đảm bảo nhân sự làm việc ở phòng bình đẳng giới trực thuộc Sở LĐTBXH tỉnh.

Thứ tư, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp tỉnh

Đội ngũ cán bộ, công chức trong mỗi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công việc. Vì vậy trong công tác bình đẳng giới, việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ được tỉnh rất quan tâm và sớm xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Ở cấp tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối văn hóa - xã hội chịu trách nhiệm quản lý về bình đẳng giới, Sở LĐTBXH mà cụ thể là giám

đốc Sở và Phòng bình đẳng giới thuộc Sở chịu trách nhiệm triển khai công tác bình đẳng giới.

Ở cấp huyện, Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội chịu trách nhiệm quản lý về bình đẳng giới, Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai công tác bình đẳng giới trên địa bàn huyện. Cấp huyện không có biên chế chuyên trách làm công tác bình đẳng giới. Trưởng hoặc phó phòng LĐTBXH huyện phụ trách lĩnh vực xã hội, một chuyên viên

phòng LĐTBXH kiêm nhiệm công tác khác và bình đẳng giới trực tiếp thực hiện công tác này.

Ở cấp xã, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách khối văn hóa – xã hội chịu trách nhiệm quản lý về bình đẳng giới trên địa bàn xã, một nhân sự kiêm nhiệm trực tiếp thực hiện công tác bình đẳng giới, nhân sự này có thể là công chức văn hóa – xã hội hoặc là nhân viên phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc

Đội ngũ cộng tác viên công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới tại các khu, ấp trên địa bàn tỉnh được thành lập theo quyết định của UBND xã. Đội ngũ này có trách nhiệm tuyên truyền trong nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật quy định về bình đẳng giới, hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc quản lý về bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)