Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 42)

hiện chuyên môn về bình đẳng giới

Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định việc triển khai, tổ chức thực hiện cũng như hiệu quả công tác bình đẳng giới bình đẳng giới. Tất cả các Luật, quy định, hướng dẫn thực hiện đều từ con người mà ra, đều do đội ngũ cán bộ, công chức đề xuất, thực hiện, kiểm tra, đánh giá.

Cùng một chủ trương, nghị quyết, nội dung nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm thực hiện thì hiệu quả sẽ cao, và ngược lại nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới năng lực yếu, không có kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm thì chủ trương, nội dung đó khi triển khai thực hiện hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không thể triển khai thực hiện.

1.4.5. Xu hướng phát triển của xã hội và thời đại

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bền vững, nhân văn.

Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống, vật chất tinh thần của phụ nữ; Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”

Tiểu kết chƣơng 1

Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động để đạt được sự bình đẳng thật sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Bảo đảm bình đẳng giới chính là nền tảng cơ bản thực hiện công bằng quyền lợi, nghĩa vụ giữa phụ nữ và nam giới, thực hiện các yêu cầu cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người.

Bình đẳng giới còn là hành vi ứng xử, khát vọng và những nhu cầu của nam giới và nữ giới được cân nhắc, xem xét, được đánh giá và ủng hộ như nhau; là các quyền, trách nhiệm vị thế xã hội và khả năng tiếp cận nguồn lực của nam và nữ không phụ thuộc khi sinh ra họ là nam hay nữ và tất cả

được đối xử theo một cách bình đẳng, công bằng, có các cơ hội như nhau đối với sự thành công trông công việc và cuộc sống.

Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và đã ban hành nhiều quy định, chính sách, nghị quyết nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó Luật Bình đẳng giới là văn bản pháp luật quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới, dưới luật có các văn bản hướng dẫn việc thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm cụ thể hóa việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các địa phương, bộ ngành Trung ương cũng đã nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn, lĩnh vực đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, có tuyến đường sắt Bắc – Nam, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có sân bay quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Dân số đến cuối năm 2016 ước là 3.110.000 người, trong đó nữ là 1.492.830 người chiếm 51,3%; số người trong độ tuổi lao động là 2.019.540 người, trong đó lao động nữ chiếm 47,8%. Có 37 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống với 189.098 người.

Tỉnh Đồng Nai có mười một đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh là đô thị loại III, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Xuân Lộc, huyện Vĩnh Cửu, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán và huyện Tân Phú. Toàn tỉnh có 171 xã, phường, thị trấn. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 5 huyện, 93 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương; Nền kinh tế tỉnh Đồng Nai duy trì tốc độ tăng trưởng cao; chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng đó là giảm nhẹ ngành công nghiệp – xây dựng và phát triển mạnh các ngành dịch vụ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tỉnh; quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư các công trình trọng điểm, quan trọng, đầu tư cho nông thôn, hạ tầng đô thị; hoạt động tài chính, tín dụng ổn định.

Hiện Đồng Nai có 36 khu công nghiệp được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 1.389 dự án (trong đó 1.211 dự án đang hoạt động), thu hút trên 970.000 lao động làm việc. Toàn tỉnh có 24.693 doanh nghiệp (trong đó 403 doanh nghiệp nhà nước, 1.071 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số còn lại là doanh nghiệp tư nhân) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 145.154 tỷ đồng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2016 tăng 8,2% so với năm 2015, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,06%, khu vực dịch vụ tăng 9,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,32%; Quy mô GRDP theo giá thực tế năm 2015 đạt 194 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD), tăng gấp 2,55 lần so với năm 2010. GRDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2015 trên 66 triệu đồng, tương đương trên 3.000 USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt trên 65%, trong đó đào tạo nghề trên 50%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 1-1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn của tỉnh giai đoạn 2011-2015) còn dưới 1%; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 77,3 triệu đồng/năm.

2.1.3. Điều kiện xã hội tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng như Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, Chiến khu Đ, Đá Ba Chồng, mộ cổ Hàng Gòn, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc). Đồng Nai có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống xã hội; Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi được ngăn chặn và có bước phục hồi; các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, tập trung thực hiện công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa được đặc biệt chú trọng; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện sưc khỏe nhân dân.

Các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội phát triển tương đối nhanh; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được quan tâm đầu tư; công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông đạt kết quả tốt. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, ổn định; cải cách tư pháp được đẩy mạnh; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt được những kết quả nhất định trong việc ngăn chặn và xử lý tham nhũng.

2.2. Thực trạng bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Đội ngũ cán bộ nữ từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Công tác cán bộ nữ luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đã đạt được những kết quả vượt bậc, từng bước làm chuyển biến nhận thức về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của lãnh đạo tỉnh như Hướng dẫn số 01-HD/TU ngày 22/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) về quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, xác định „„đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 20% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể các cấp‟‟; Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 04/4/2013 về triển khai thực hiện Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trong đó xác định „„phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 30% - 35% trở lên. Các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ‟‟.

Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng giai đoạn 2010 - 2015 so với giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: %

Giai đoạn

Giai đoạn 2010– 2015 Giai đoạn 2015-2020 Cấp

hành chính

Cấp tỉnh 12,7 17,3

Cấp huyện 15,4 17,18

Cấp xã 20,02 18,87

Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng cấp tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2015-2020 tăng so với nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó tỉnh tăng 4,6%, huyện tăng 1,78%, tuy nhiên cấp xã giảm 1,15%. Ngoài ra, có nữ Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; cấp huyện có 02 nữ Bí thư, 05 nữ Phó Bí thư huyện ủy.

Bảng 2.2. Tỷ lệ các sở, ngành, cơ quan ngang sở, UBND các cấp tỉnh Đồng Nai có lãnh đạo chủ chốt là nữ giai đoạn 2011-2016 so với giai đoạn

2016-2021

Đơn vị tính: %

Giai đoạn

Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016-2020 Cấp

hành chính

Cấp tỉnh 40 50

Cấp huyện 38,5 23

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước có cán bộ nữ tham gia vào ban lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở ngày càng tăng. Sau 5 năm, nhờ làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo mà cán bộ nữ tham gia ban lãnh đạo tăng từ 40% lên 50% (cấp tỉnh) và từ 34,9% lên 50,3% (cấp xã), tuy nhiên cấp huyện lại giảm từ 38,5% xuống còn 23%.

Trong các giai đoạn UBND tỉnh đều có phó chủ tịch là nữ, trong nhiệm kỳ có nữ Phó Bí thư Tỉnh ủy và lần đầu tiên có nữ trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; đa số các sở, ban ngành của tỉnh, huyện đều có lãnh đạo chủ chốt là nữ, có 05 đơn vị nữ lãnh đạo cấp trưởng (Sở Giáo dục – đào tạo, Hội Nông dân, Hội LHPN, huyện ủy Cẩm Mỹ, huyện ủy Thống Nhất, UBND huyện Trảng Bom). Tuy nhiên, vẫn còn một số sở, ngành nhiều năm liền không có lãnh đạo chủ chốt là nữ (Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ).

Bảng 2.3. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc Hội, nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2016 so với giai đoạn

2016-2021 Đơn vị tính: % Giai đoạn Giai đoạn 2016 – 2021 Cấp Giai đoạn 2011 - 2016 hành chính

Nữ Đại biểu Quốc hội 02/11 đại biểu 03/11 đại biểu đơn vị tỉnh Đồng Nai

Cấp tỉnh 30,4 34,48

Cấp huyện 27,7 31,22

Tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 đều tăng so với nhiệm kỳ 2011-2016, cụ thể cấp tỉnh tăng 4,48%, cấp huyện tăng 3,52% và cấp xã tăng 3,93%; Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp luôn được quan tâm thực hiện.

Công tác phát triển đảng viên nữ, nhất là nữ ở địa bàn dân cư, vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ tôn giáo luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm, trong 05 năm (từ 2011 đến tháng 12/2016), toàn đảng bộ tỉnh đã phát triển được gần 6.000 đảng viên nữ trên 10.000 đảng viên mới đạt tỷ lệ trên 60%. Công tác bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ nữ được quan tâm và thực hiện đảm bảo theo đúng quy trình, quy định của tỉnh. Đội ngũ cán bộ nữ được bổ nhiệm, đề bạt về cơ bản đủ tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị.

2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở ban ngành tổ chức thực hiện tốt bằng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm như: ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật cho doanh nghiệp có nhiều lao động nữ, lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; có chính sách khuyến khích hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng sâu tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong 5 năm đã tổ chức 68 sàn giao dịch việc làm cho trên 91.000 lượt người lao động và 1.531 lượt doanh nghiệp tham gia, tư vấn, tuyển dụng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)