Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 90)

Quan điểm bình đẳng giới đã được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai” và đã quy định: “Tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Quan điểm đó tiếp tục được kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua các lần sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quan điểm này được khẳng định tại Điều 26: “Công dân nữ, nam bình đẳng về mọi mặt”. Từ đó, những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới nói trên đã được cụ thể hoá bằng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII xác định phương hướng “nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”.

Với mục tiêu thực hiện bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam giới và nữ giới trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, hỗ trợ nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa trên tinh thần đó, Bộ chính trị cho ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 24/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định mục tiêu đến năm 2020 “phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tưụ bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực” [1, tr.3].

Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã ban hành Luật bình đẳng giới. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản có tính định hướng đối với quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, công tác xây dựng pháp luật dựa trên nguyên tắc tiếp cận về quyền và bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan Nhà nước rất quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành xác định “là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [10, tr.19] và việc “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới” [10, tr.19]. Chiến lược đề ra 7 mục tiêu và các giải pháp cho từng mục tiêu nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu do Chiến lược đề

ra, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.2. Định hướng về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Trong đó tỉnh đã thực hiện được nhiều hoạt động, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, tích cực và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới. Với thời gian triển khai thực hiện chưa nhiều, tỉnh đã có những thành công bước đầu cần tiếp tục phát huy, đồng thời có những hạn chế cần khắc phục, rút kinh nghiệm và tìm kiếm phương pháp quản lý hiệu quả, nhằm hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.

Với kết quả đạt được trong những năm qua và các giải pháp thực hiện để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới, công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã góp một phần cho sự ổn định và phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong nhiều lĩnh vực như tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp; còn thiếu các mô hình giải quyết việc làm cho nữ ở nông thôn; tỷ lệ nữ lao động qua đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Do đó công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng hoạt động nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa.

Xuất phát từ quan điểm, định hướng đó, tỉnh Đồng Nai đã xác định công tác bình đẳng giới là một công tác quan trọng nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua,

Đồng Nai luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đang ngày càng phát triển. Dân số của tỉnh có gần 51% là nữ. Lực lượng lao động dồi dào, trong đó lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động trên địa bàn. Do đó cần phải tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công tác bình đẳng giới. Bộ máy chính quyền các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải thực hiện tốt công tác này. Đồng thời huy động sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân để tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng trong toàn tỉnh về thực hiện bình đẳng giới. Chính quyền các cấp, trong đó ngành LĐTBXH được giao trách nhiệm chủ trì, cần phải phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các biện pháp, công cụ cần thiết để công tác bình đẳng giới của tỉnh đạt được mục tiêu đề ra.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong qua trình phát triển; tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức, thể chất tốt, có năng lực sáng tạo; đảm bảo an sinh xã hội, mọi người dân được hưởng các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững [32, tr.26, 27] .

Để thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tỉnh đã ban hành các kế hoạch:

Kế hoạch số 1134/KH-UBND ngày 18/2/2016 về việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 xác định 7 mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn, bao gồm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa và thông tin; đời sống gia đình và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Kế hoạch số 1133/KH-UBND ngày 18/2/2016 về việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu “giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020” [38, tr.2] và các dự án gồm: truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch; hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống trợ giúp xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch số 5329/KH-UBND ngày 24/6/2016 về thực hiện biện pháp đảm bảo bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 với 5 nhiệm vụ và giải pháp, đó là nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới; tăng cường công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức nữ đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới; đảm bảo bình đẳng giới trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.

Kế hoạch số 3154/KH-UBND ngày 07/4/2017 về thực hiện đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu “nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở

giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới” [46, tr.1].

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới tỉnhĐồng Nai Đồng Nai

3.3.1. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế và chính sáchvề bình đẳng giới về bình đẳng giới

Hệ thống chính sách, pháp luật chính là hành lang pháp lý, là căn cứ, cơ sở để quản lý một lĩnh vực, đưa nó vào khuôn khổ, trật tự nhất định mà nhà nước đã định hướng nhằm phục vụ tốt nhất cho sự phát của xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với một lĩnh vực luôn là một vấn đề quan trọng để phát triển lĩnh vực đó đúng định hướng.

Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện, trong khi đó tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, thu hút lao động từ các nơi khác đến làm việc. Vì vậy trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn đó là cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư, trong đó có tác động đến nhóm yếu thế trong xã hội, trong đó có vấn đề về giới nữ và vấn đề về bình đẳng giới trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo quyền và lợi ích của lao động nữ trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các công ty, doanh nghiệp; vấn đề xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, tệ nạn ma túy, mại dâm, bạo hành trong gia đình không giảm; sự biến đổi khí hậu, các dịch bệnh khác đang có những tác động tiêu cực tới cuộc sống của mọi người, nhất là đối với trẻ em gái và phụ nữ; tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, những nơi có đời sống khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Do vậy, công

tác quản lý nhà nước trong thời gian tới về bình đẳng giới không chỉ là công việc của riêng ngành LĐTBXH hay Hội LHPN mà nó đòi hỏi có sự quan tâm và tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bình đẳng giới, qua đó góp phần tham gia phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực bình đẳng giới được có các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Bình đẳng giới năm 2006, Nghị định 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính Phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của thủ tướng Chính phủ về viêc ban hành bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia. Ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Chính sách quy định về bình đẳng giới bao gồm quy định bảo đảm tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, chính sách cân bằng giới tính khi sinh, chính sách hỗ trợ phụ nữ vay vốn và giải quyết việc làm, chính sách đảm bảo 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được vay vốn, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nữ, chính sách hỗ trợ tư vấn cho người bị bạo lực gia đình, chính sách bảo vệ bà mẹ sinh con và nuôi con nhỏ.

Bên cạnh triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tỉnh Đồng Nai ban hành một số chính sách thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên,

các chính sách, quy định chưa nhiều. Tỉnh cần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới tại địa phương. Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Trước mắt, xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới với hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu, công cụ theo dõi, đánh giá và hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ. Đây là căn cứ quan trọng để thống kê, theo dõi, đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới thông qua các số liệu cụ thể, nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện bình đẳng giới xác thực phù hợp với thực tế địa phương.

Ngoài ra, tỉnh cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn công tác quản lý như các chính sách hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình để giúp đỡ những người này thoát khỏi bệnh bạo hành, sẵn sàng tố cáo các hành vi bạo lực gia đình; tỉnh cần sớm ban hành các hướng dẫn đối với việc xử phạt các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)