Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 85 - 88)

Một là, nhận thức về công tác bình đẳng giới của một số cấp ủy, chính quyền ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới, chưa chủ động trong việc tổ chức triền khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới; chưa gắn mục tiêu bình đẳng giới với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương; cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở chưa đồng bộ, chặt chẽ; còn nhầm lẫn giữa công tác bình đẳng giới (công tác quản lý nhà nước) là hoạt động phong trào nên thiếu quan tâm, chỉ đạo sâu sát dẫn đến hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam giới, xem nhẹ vai trò, vị trí, năng lực của phụ nữ trong một số cán bộ công chức, cộng đồng, dân cư, cộng thêm tâm lý tự ti, an phận của một số bộ phận phụ nữ là rào cản trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới.

Hai là, việc quy hoạch, đào tạo chưa gắn với đề bạt, bổ nhiệm nên tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với năng lực, trình độ và lực lượng lao động nữ; việc bố trí nguồn lực cho tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chưa đủ mạnh, có nơi còn xem nhẹ việc thực hiện nhiệm vụ này.

Ba là, vai trò, trách nhiệm (khen thưởng, kỷ luật) của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị đối với kết quả thực hiện bình đẳng giới chưa được thực hiện một cách rõ ràng, dẫn đến thiếu sự quan tâm, đầu tư đúng mức.

Bốn là, việc hướng dẫn thực hiện các văn bản dưới Luật còn chậm, việc xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo Nghị định số 55/2009/NĐ- CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ chưa thực sự đi vào cuộc sống (qua thống kê, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp nào được phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới).

Năm là, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn thiếu đồng bộ, nhất quán từ khâu triển khai thực hiện đến cơ chế báo cáo. Cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên chuyển đổi công tác nên có phần hạn chế trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện.

Sáu là, nhiều đơn vị, địa phương chỉ bố trí được nguồn kinh phí rất ít cho công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ (khoảng 10 triệu/năm) nên rất khó để có thể triển khai được các nội dung đến cán bộ, công chức và nhân dân.

Bảy là, chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu phát triển giới nên hàng năm, tỉnh chỉ thống kê các số liệu theo yêu cầu báo cáo thực hiện các mục tiêu của quốc gia về bình đẳng giới. Các số liệu này đôi khi không được tách biệt giới, do thiếu người làm công việc thống kê theo giới, thiếu kinh phí thực hiện. Các cơ quan, tổ chức nắm bắt số liệu riêng rẽ từ các nguồn khác nhau nên đôi khi số liệu không trùng khớp.

Tiểu kết chƣơng 2

Bình đẳng giới phải là phải bình đẳng cho cả nam và nữ ở các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, nhưng thực tế các chỉ tiêu, mục tiêu trong báo cáo công tác bình đẳng giới của tỉnh hầu như chỉ có số liệu về nữ. Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 cũng như giai đoạn 2016- 2020 của tỉnh thì nam giới chưa thấy được thụ hưởng quyền lợi gì từ kế hoạch này. Kế hoạch của tỉnh được xây dựng theo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới do Chính phủ ban hành. Vì còn chú trọng, tập trung vào việc nâng cao vị thế, quyền năng của phụ nữ nên công tác bình đẳng giới chưa có gì khác nhiều so với công tác vì

sự tiến bộ của phụ nữ. Để đánh giá hiệu quả của công tác bình đẳng giới, Tỉnh chủ yếu dựa vào việc thực hiện đạt hay không đạt các chỉ tiêu của mục tiêu trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này còn ít, chưa toàn diện, phần lớn tập trung vào người phụ nữ nên cách đánh giá dựa theo các tiêu chí này còn mang tính phiến diện, chưa đánh giá đúng thực chất tình hình quản lý về bình đẳng giới.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)