Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 53 - 54)

UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở ban ngành tổ chức thực hiện tốt bằng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đối với lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm như: ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật cho doanh nghiệp có nhiều lao động nữ, lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; có chính sách khuyến khích hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng sâu tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trong 5 năm đã tổ chức 68 sàn giao dịch việc làm cho trên 91.000 lượt người lao động và 1.531 lượt doanh nghiệp tham gia, tư vấn, tuyển dụng; Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề thông qua việc đầu tư trang thiết bị, đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giáo

viên. Tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay là 65 cơ sở (trong đó có 05 trường cao đẳng nghề, 07 trường trung cấp nghề, 27 trung tâm dạy nghề và 26 cơ sở có hoạt động dạy nghề); tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đến 2015 là 50,13%.

Qua đó, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 313.967 lao động nữ/461.717 lao động (chiếm 68%); có 4.316 doanh nghiệp dân doanh do nữ làm chủ thành lập mới/11.770 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới (chiếm 36,7%); Tỷ lệ nữ lao động nông thôn được đào tạo nghề là 21.238/41.598 người (chiếm 51,1%), trong đó tỷ lệ nữ lao động nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề là 14.326/41.598 người (chiếm 34,4%); Giải quyết cho vay 54.066 lượt hộ nghèo vay mới, trong đó nữ chủ hộ được vay là 19.133 hộ.

Thông qua các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho hàng vạn lượt hộ phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, nhằm từng bước tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp cận các nguồn lực kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ năm 2012-2015, UBND tỉnh đã dành 57,7 tỷ ngân sách để thực hiện các chương trình mục tiêu về giáo dục, việc làm và dạy nghề, phát triển thị trường lao động. Bên cạnh đó, mô hình giúp hộ nghèo có phụ nữ làm chủ hộ được đẩy mạnh, các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được tập trung giúp đỡ. Góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 2%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)