Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 37)

1.3.1. Định hướng mục tiêu bình đẳng giới cấp tỉnh

Định hướng mục tiêu bình đẳng giới cấp tỉnh nhằm thực hiện đảm bảo theo các mục tiêu, chỉ tiêu Chính phủ đề ra về công tác bình đẳng giới, góp phần đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh về công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Đảm bảo quyền của phụ nữ trong tham gia hoạt động lập pháp, hoạch định chiến lược phát triển đất nước; xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Bên cạnh đó, đảm bảo quyền của phụ nữ trong tham gia quản lý nhà nước. Đảm bảo cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cơ quan nhà nước ở các cấp theo Điều 28 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần X đã xác định “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển; tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức, thể chất tốt, có năng lực sáng tạo; đảm bảo an sinh xã hội, mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững” [30, tr.26- 27].

1.3.2. Điều chỉnh hoạt động bình đẳng giới cấp tỉnh

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước sẽ rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo

thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý.

Đồng thời nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị nêu rõ “công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đánh để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người” [1, tr.3].

1.3.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng giới cấp tỉnh

Trong hoạt động, cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm; Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình.

Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị nêu rõ “công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là cấp ủy Đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội LHPN Việt Nam” [1, tr.3].

1.3.4. Đảm bảo bình đẳng giới được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Các lĩnh vực của đời sống xã hội như trong lao động, việc làm và thu nhập; trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; trong xây dựng đô thị văn minh; trong y tế; trong đào tạo, bồi dưỡng, học tập; trong cơ hội, điều kiện thăng tiến trong công việc; trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao, du lịch và trong gia đình. Từ năm 1986 đến nay Nhà nước ta đã ban hành trên 40 luật, bộ luật có liên quan đến vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới. Đặc biệt Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị nêu rõ “phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” [1, tr.3].

Bên cạnh đó, từ năm 2011 đến năm 2015 đã có 63 văn bản quy phạm pháp luật có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới [phụ lục 01]. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương, bộ, ban ngành trung ương khi xây dựng và ban hành phải có lồng ghép giới.

1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới cấp tỉnh

1.4.1. Yếu tố chính trị và pháp lý

Đây là yếu tố quan trọng, tiên quyết cho mục tiêu bình đẳng giới được thực hiện có hiệu quả. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề bình

đẳng nam nữ và đảm bảo để phụ nữ được tham gia các mặt của đời sống xã hội.

Bình đẳng về chính trị là nội dung đầu tiên của bình đẳng giới, vì vậy quốc gia có một nền chính trị ổn định, thể chế pháp lý đầy đủ sẽ quyết định hiệu quả, kết quả thực hiện bình đẳng giới của quốc gia.

Nếu chế độ chính trị bất ổn, cơ chế pháp lý không ổn định, thường xuyên thay đổi thì công tác bình đẳng giới khó mà triển khai đồng bộ, hiệu quả, thậm chí không thể triển khai thực hiện.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn ý thức và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam - một lực lượng quan trọng trong suốt chặng đường phát triển của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, Đảng đã ban hành Chỉ thị số 44- CT/TW (năm 1984) về Công tác cán bộ nữ, đến Nghị quyết số 04-NQ/TW (năm 1993) của Bộ Chính trị về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới và gần đây nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW (năm 2007) của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một trong các quốc gia có thành tích bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực. Điều đó thể hiện cam kết chính trị của Đảng trong việc thúc đẩy vai trò, vị thế của phụ nữ trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, có một thực tế là từ quyết tâm chính trị và chủ trương, đường lối đến việc triển khai thực hiện vẫn còn có khoảng cách, nhất là trong bối cảnh đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo và các quan niệm truyền thống về phụ nữ như ở Việt Nam.

Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được ghi nhận, như: xây dựng và ban hành văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, là một trong các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, đã hoàn thành trước thời hạn

mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN); là nước dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục tới trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ, nam giới, tỷ lệ mù chữ của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm.

Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt, Đảng luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội, có phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia mọi lĩnh vực của đời sống.

1.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh

Điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của tỉnh là yếu tố tác động đến việc triển khai thực hiện bình đẳng giới, ở từng mặt có những tác động tích cực hoặc tiêu cực cụ thể. Nếu điều kiện kinh tế, xã hội phát triển kéo theo nhận thức, trình độ của người dân được nâng lên, từ đó việc thực hiện bình đẳng được thực hiện ở các lĩnh vực như hoạt động quản lý kinh doanh, giáo dục đào tạo, tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin thể thao, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin, chăm sóc sức khỏe.

Điều kiện về môi trường, bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.

+ Môi trường bên ngoài gồm các môi trường tác động như môi trường giáo dục, các hoạt động truyền thông.

+ Môi trường bên trong chính là bản thân người phụ nữ quyết định thực hiện bình đẳng giới, nâng quyền cho bản thân mình thông qua việc bản thân người phụ nữ phải tự tin, khẳng định mình và phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, tự chủ trong mọi hoạt động và tự ra quyết định.

1.4.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất là một trong những yếu tố tác động và quyết định đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp tỉnh. Nếu nguồn lực tài chính không đảm bảo thì cũng khó mà đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao, theo kế hoạch, chương trình đã đề ra.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.

1.4.4. Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới hiện chuyên môn về bình đẳng giới

Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định việc triển khai, tổ chức thực hiện cũng như hiệu quả công tác bình đẳng giới bình đẳng giới. Tất cả các Luật, quy định, hướng dẫn thực hiện đều từ con người mà ra, đều do đội ngũ cán bộ, công chức đề xuất, thực hiện, kiểm tra, đánh giá.

Cùng một chủ trương, nghị quyết, nội dung nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm thực hiện thì hiệu quả sẽ cao, và ngược lại nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới năng lực yếu, không có kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm thì chủ trương, nội dung đó khi triển khai thực hiện hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không thể triển khai thực hiện.

1.4.5. Xu hướng phát triển của xã hội và thời đại

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bền vững, nhân văn.

Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống, vật chất tinh thần của phụ nữ; Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”

Tiểu kết chƣơng 1

Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động để đạt được sự bình đẳng thật sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Bảo đảm bình đẳng giới chính là nền tảng cơ bản thực hiện công bằng quyền lợi, nghĩa vụ giữa phụ nữ và nam giới, thực hiện các yêu cầu cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người.

Bình đẳng giới còn là hành vi ứng xử, khát vọng và những nhu cầu của nam giới và nữ giới được cân nhắc, xem xét, được đánh giá và ủng hộ như nhau; là các quyền, trách nhiệm vị thế xã hội và khả năng tiếp cận nguồn lực của nam và nữ không phụ thuộc khi sinh ra họ là nam hay nữ và tất cả

được đối xử theo một cách bình đẳng, công bằng, có các cơ hội như nhau đối với sự thành công trông công việc và cuộc sống.

Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và đã ban hành nhiều quy định, chính sách, nghị quyết nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó Luật Bình đẳng giới là văn bản pháp luật quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới, dưới luật có các văn bản hướng dẫn việc thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm cụ thể hóa việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các địa phương, bộ ngành Trung ương cũng đã nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn, lĩnh vực đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)