Xây dựng và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp các cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 110 - 136)

quan trong hoạt động bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai.

Quản lý nhà nước về bình đẳng giới bao gồm nhiều nội dung, do nhiều cơ quan khác nhau phối hợp thực hiện. Do đó, nhà nước phải xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan này. Mỗi cơ quan được giao nhiệm vụ căn cứ vào chức năng, lĩnh vực được phân công phụ trách và thực hiện việc phối hợp công tác theo quy định nhằm hướng đến mục tiêu chung là bình đẳng giới. Cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan.

Quy chế phối hợp phải do cơ quan có thẩm quyền chung quy định để đảm bảo tính hợp lý. Các hoạt động phối hợp do cơ quan quản lý về bình đẳng giới chủ trì thực hiện dưới sự chỉ đạo của cơ quan thẩm quyền chung. Quy chế phải xác định rõ nội dung, tiến độ, trách nhiệm phối hợp và cách thức đánh giá định kỳ hoặc theo chuyên đề nhất định.

Nội dung phối hợp thông thường là thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, quy chế; báo cáo kết quả thực hiện; tham gia quyết định các vấn đề quan trọng như xây dựng kế hoạch, dự án về bình đẳng giới, hội thảo các chuyên đề về bình đẳng giới; giải trình hoặc chất vấn các nội dung liên quan đến bình đẳng giới; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành.

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát huy năng lực quản lý nhà nước, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Đồng Nai đã đặt ra. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh có nhiều giải pháp đồng bộ được tổ chức thực hiện như hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách về bình đẳng giới; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới; bồi dưỡng năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý về bình đẳng giới; tăng hỗ trợ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính từ ngân sách của tỉnh, từ xã hội hóa trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai; tiến hành thường xuyên hoạt động thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá và xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện bình đẳng giới; xây dựng và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp các cơ quan trong hoạt động bình đẳng giới. Đây là những biện pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Đồng Nai để quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt hiệu quả.

KẾT LUẬN

Bình đẳng giới là vấn đề đã và đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Bình đẳng giới là nền tảng của ổn định, dân chủ và tiến bộ xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng cho cả nam và nữ.

Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, có dân số nữ chiếm 50,8% tổng số dân, trong đó lao động nữ chiếm khoảng trên 50% lực lượng lao động. Nữ giới đóng góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới. Tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương, quản lý trong các cơ quan nhà nước còn thấp, họ phải chịu trách nhiệm chăm sóc người thân, ngoài xã hội thì vai trò của nữ giới chưa được đánh giá đúng mức, áp lực định kiến giới vẫn còn tồn tại trong nhân dân đã gây nên khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới.

Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được triển khai, bước đầu đã mang lại một số hiệu quả nhất định, thu hút được sự chú ý của các cấp, các ngành, người dân về việc thực hiện bình đẳng giới. Một số nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới đã được thực hiện tương đối tốt, như công tác lồng ghép giới trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; công tác chủ động xây dựng các chương trình hành động thực hiện bình đẳng giới của các cấp chính quyền địa phương, công tác tuyên truyền được thực hiện sâu rộng trong nhân dân; công tác phối hợp giữa các cơ quan,

đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: kết quả thực hiện bình đẳng giới chưa cao; một số điạ phương, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện bình đẳng giới; đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn kiêm nhiệm, thiếu tính ổn định lâu dài đặc biệt là ở cấp cơ sở; chưa đánh giá đúng thực chất tình hình quản lý về bình đẳng giới; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm về bình đẳng giới còn mang tính hình thức; tài liệu tuyên truyền, tập huấn còn ít. Chính những điều này đã làm hạn chế hiệu quả thực hiện của công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.

Do vậy, trong thời gian tới để công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao hơn cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bình đẳng giới cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý; chính sách hỗ trợ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo hành gia đình.

Hai là, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các cá nhân và tổ chức, cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và toàn thể nhân dân thông qua tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động truyền thông.

Ba là, không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó tập trung củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ về bình đẳng giới đặc biệt là kỹ năng tổng hợp, phân tích đánh giá đặc điểm giới và thực hiện các chương trình, kế hoạch và dự án liên quan đến giới; thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo đúng quy trình; bố trí kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa nhằm bảo đảm cho hoạt động bình

đẳng giới, kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.

Bốn là, đẩy mạnh, tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ tổng kết công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo hướng thanh tra về bình đẳng giới do ngành LĐTBXH chủ trì, tổ chức kiểm tra định kỳ giữa năm và cuối năm; giao cấp huyện, thị, thành phố tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động bình đẳng giới của các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị, thành phố hoặc kiểm tra chéo huyện, thị, thành phố khác; tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng và quần chúng nhân dân về công tác bình đẳng giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai (2016), kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược và chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Đồng Nai năm 2016, Đồng Nai.

4. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai (2016), báo cáo tổng kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Đồng Nai.

5. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2012), Cẩm nang về Bình Đẳng giới, Hà Nội.

6. Bộ Lao động thương binh và xã hội – cơ quan liên hiệp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (2014), báo cáo phân tích năng lực bình đẳng giới của bộ phận làm công tác bình đẳng giới cấp tỉnh, thành phố, Hà Nội.

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới,cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp http://www.moj.gov.vn

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 19/5/2009 Quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới,cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp http://www.moj.gov.vn

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Hà Nội.

10. Chính phủ (2010), Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bích Điểm (2016), Đảm bảo quyền của phụ nữ theo tinh thần Nghị

quyếtXII của Đảng,

http://www.tapchicongsan.vn, đăng ngày 18/7/2016.

16. Hội LHPN Việt Nam (2017), Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

17. Hội LHPN Việt Nam (2012), Quyền của Phụ nữ theo quy định của Pháp Luật và Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ.

18. Hội LHPN Việt Nam (2016), Thông tin phụ nữ và Bình đẳng giới,

19. Hội LHPN Việt Nam (2017), văn kiện Đại hội đại biểu phụnữToàn quốc lần thứ XII, Tài liệu lưu hành nội bộ.

20.

Nguyễn Hữu Minh (2014), Bảo đảm quyền bình đẳng giới ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay, http://www.tapchicongsan.vn, đăng ngày 04/8/2014.

21. Bùi Thị Mỹ Ngân (2013), Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, TP.Hồ Chí Minh.

22. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến

pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn

23.

Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn

24.

Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn

25.

Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cổng thông tin Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn

26. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bình đẳng giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , cổng thông tin Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật việc làm, cổng thông tin Bộ Tư pháp,http://www.moj.gov.vn

29. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2013), báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2013, Đồng Nai.

30. Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai (2016), báo cáo kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về bình đẳng giới đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016, Đồng Nai.

31. Tỉnh ủy Đồng Nai (2010), văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, Đồng Nai.

32. Tỉnh ủy Đồng Nai (2015), văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Đồng Nai.

33. Tỉnh ủy Đồng Nai (2015), công văn về việc thực hiện thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới, Đồng Nai.

34. Tỉnh ủy Đồng Nai (2016), kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Đề án tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và phát huy vai trò của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai.

35. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Binh đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đồng Nai.

36. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Quyết định phê duyệt chương trình hành động về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015,

Đồng Nai.

37. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015,

38. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai.

39. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, Đồng Nai.

40. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010), Kế hoạch thực hiện thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Đồng Nai.

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2016), Kế hoạch thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016- 2020, Đồng Nai.

42. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và kế hoạch

hành động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, Đồng Nai.

43. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, phương hướng, nhiệm vụ,

giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm 2016-2020, Đồng Nai.

44. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2015), báo cáo kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 110 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)