Thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá thực hiện mục tiêu bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 75)

đẳng giới tỉnh Đồng Nai

Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện bình đẳng giới

Thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia bình đẳng giới của Chính phủ, công tác thanh, kiểm tra, giám sát luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Ngày 10/5/2011 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU và tổ chức 04 đoàn kiểm tra, giám sát các cấp ủy trực thuộc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng năm 2011, trong đó có nội dung kiểm tra Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hàng năm, Ban VSTBPN tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh, qua công tác kiểm tra của Ban VSTBPNcho thấy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới, công tác phát triển đảng viên nữ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ được các cơ quan, đơn vị quan tâm, chú trọng.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2539/QĐ-UBND ngày 6/9/2012 về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2012, Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ

phụ nữ năm 2015 và Quyết định số 3714/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2016; theo đó, 14 đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiến hành kiểm tra ở 52 lượt sở, ban, ngành cấp tỉnh và 11 huyện, thị xã, thành phố, nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy và các cơ quan Trung ương.

Bảng 2.6. Thống kê công tác thanh kiểm tra về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số đoàn kiểm tra Không 05 Không Không 05 04

Số đơn vị được kiểm tổ chức 16 tổ chức tổ chức 20 16

kiểm kiểm kiểm

tra

tra tra tra

Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai

Qua công tác kiểm tra cho thấy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới, công tác phát triển đảng viên nữ, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ đã được các cơ quan, đơn vị quan tâm, chú trọng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng phát hiện một số hạn chế như tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND các cấp và tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước còn thấp so với năng lực và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức nữ; một số mục tiêu chưa thực sự bền vững; một số Ban VSTBPN các đơn vị chưa được kiện toàn thường xuyên, chưa kịp thời bổ sung quy chế hoạt động, chưa thực hiện chế độ họp Ban theo quy định; công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động

truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới chưa thường xuyên, chưa mang tính bền vững; chế độ thông tin báo cáo một số đơn vị chưa đảm bảo.

Bên cạnh đó, còn nhiều lĩnh vực mà tỉnh chưa có chính sách hướng dẫn thực hiện như: quy hoạch xây dựng trường mầm non, nhà giữ trẻ trong khu công nghiệp, các địa bàn đông lao động nữ; hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu và bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện bình đẳng giới theo từng lĩnh vực. Mặc dù trong các quyết định, kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh có phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với cơ quan chủ trì là Sở LĐTBXH để thực hiện các mục tiêu, dự án nhưng lại không quy định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn thực thi nên trong quá trình thực hiện còn thiếu tính tích cực, chủ động phối hợp. Tỉnh cũng chưa ban hành được quy định cụ thể về các biện pháp chịu trách nhiệm thực hiện lĩnh vực dự án của các cơ quan. Nó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều địa phương bị động, lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra mới dừng lại ở cấp tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh cần có kế hoạch phân công các huyện tự kiểm tra các xã trên địa bàn hoặc kiểm tra chéo để giảm tải công việc cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của địa phương, tạo điều kiện để mọi đơn vị cấp cơ sở đều được kiểm tra đồng loạt.

Ngoài ra, căn cứ Khoản 1, Điều 35 Luật Bình đẳng giới quy định “cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới” [27, tr.10]. Ngành LĐTBXH được giao nhiệm vụ thanh tra về bình đẳng giới. Hàng năm, các đoàn thanh tra liên ngành do ngành LĐTBXH chủ trì tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động nói chung, trong đó có việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ ở các doanh nghiệp. Tuy

nhiên, nội dung thanh tra của ngành LĐTBXH hoàn toàn dựa trên pháp luật lao động, không đề cập đến các nội dung của Luật Bình đẳng giới.

Mặc dù Chính phủ ban hành Nghị định số 55/NQ–CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, trong đó quy định cụ thể các cấp xử phạt và các mức xử phạt gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Nhưng từ khi Nghị định có hiệu lực đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa ghi nhận trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Nguyên nhân là do thiếu thông tư hướng dẫn cụ thể; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, hoặc trực tiếp phát hiện vụ việc vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Thực tế tại Đồng Nai cho thấy từ khi Nghị định 55 được ban hành, thanh tra ngành LĐTBXH, thanh tra chuyên ngành khác đã được tập huấn để thực hiện nghị định này. Nhưng thực tế, quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, bởi theo quy định thì những hành vi bị xử phạt là những hành vi vi phạm bình đẳng giới và bị dư luận phản ánh. Trong khi đó, tư tưởng cả nể, không “vạch áo cho người xem lưng” vẫn còn hằn sâu trong tư tưởng người Việt khiến dễ dàng bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Trong gia đình có thể xảy ra vi phạm về bình đẳng giới, nhưng nếu ở mức độ không nghiêm trọng thì người dân không lên tiếng tố cáo. Hơn nữa việc phạt tiền gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế gia đình nên người bị vi phạm không muốn pháp luật can thiệp. Thông thường các trường hợp mà pháp luật can thiệp là khi có bạo lực xảy ra. Cũng vì thế việc thanh kiểm tra nội dung này tại các đơn vị, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Bởi thế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chỉ ghi nhận các vụ vi phạm bạo lực về giới trên các vụ bạo lực gia đình.

Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới luôn được quan tâm thực hiện, định kỳ 6 tháng, 1 năm Ban VSTBPN tỉnh họp để đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động bình đẳng

giới, qua đó đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của những việc chưa làm được để từ đó xây dựng phương hướng, nhiệm vụ thực hiện thời gian tới đạt hiệu quả hơn

Từ năm 2011 đến nay Ban VSTBPN tỉnh đã tổ chức 12 hội nghị để sơ tổng kết hoạt động công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, 5 hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác bình đẳng giới

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai

2.4.1. Kết quả đạt được

Qua quá trình tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách và các biện pháp về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015 cho thấy các mục tiêu chung về quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực: lao động việc làm, giáo dục và tạo điều kiện cho phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, chăm sóc sức khỏe, nâng cao vị trí, vai trò và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các bộ máy lãnh đạo và ra quyết định, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hoạt động về bình đẳng giới ở các cấp bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định như:

Một là, công tác bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, định hướng thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị; sự phối hợp của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch hành động bình đẳng giới. Bên cạnh đó, bình đẳng giới là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nên được Trung ương và các tổ chức quốc tế quan tâm, tài trợ, bồi dưỡng, tập huấn nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này.

Hai là, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bình đẳng giới được xây dựng và củng cố từ cấp tỉnh đến tận các khu phố, ấp. Cấp tỉnh có phòng

bình đẳng giới thuộc Sở LĐTBXH tỉnh với 05 biên chế chuyên trách thực hiện công tác bình đẳng giới, cấp huyện và cấp xã có nhân sự kiêm nhiệm làm công tác này, các khu phố, ấp có đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ nhằm nắm bắt thông tin và tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân. Hàng năm, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới được tập huấn, bồi dưỡng về các văn bản pháp luật bình đẳng giới, các kiến thức lồng ghép giới, kỹ năng hoạt động, chất lượng công tác.

Ba là, công tác phối hợp liên ngành tổ chức thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới được các cơ quan, tổ chức liên quan quan tâm và thực hiện tốt. Hàng năm các cơ quan, tổ chức có liên quan đã thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện bình đẳng giới theo lĩnh vực mình phụ trách và cử người tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về thực hiện bình đẳng giới. Tuy báo cáo đôi khi còn chậm, thiếu một vài số liệu, nhưng nhìn chung, với một lĩnh vực còn mới, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành thì sự quan tâm của các ngành đã bước đầu hình thành cơ chế phối hợp ổn định và tương đối.

Bốn là, trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới được các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương phối hợp khá chặt chẽ và tổ chức thực hiện sâu rộng trong nhân dân, bao gồm truyền thông theo đợt, chiến dịch và truyền thông định kỳ. Vấn đề truyền thông về bình đẳng giới được tuyên truyền qua nhiều hình thức phong phú như: tờ rơi, tờ gấp, pano, loa phát thanh tại khu dân cư, chuyên mục trên báo và đài phát thanh, qua tập huấn, bồi dưỡng. Nhờ công tác tuyên truyền tốt mà nhiều người dân đã biết đến các nội dung cơ bản của bình đẳng giới đến nay có trên 99% cán bộ công chức và 90,8% người lao động hiểu đúng về bình đẳng giới; 95% cán bộ làm công tác Bình đẳng giới và VSTBPN được tập huấn ít nhất

Năm là, công tác kiểm tra được tiến hành thực hiện định kỳ hàng năm. Đoàn kiểm tra do các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình hoạt động bình đẳng giới ở cấp huyện và một số xã, phường, thị trấn. Nội dung kiểm tra là tình hình triển khai các văn bản của cấp trên, kế hoạch và kết quả hoạt động của đơn vị trong năm. Việc duy trì kiểm tra giúp những người làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá những mặt làm được, tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe các kiến nghị đề xuất để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của địa phương, từ đó tìm kiếm những giải pháp và cách thức để quản lý hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời tháo gỡ những khó khăn để giúp địa phương nâng cao chất lượng hoạt động bình đẳng giới. Việc thành lập đòan kiểm tra hàng năm còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với công tác này.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là:

Một là, các quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn cụ thể và chưa có biện pháp chế tài đảm bảo thực hiện bình đẳng giới một cách hữu hiệu. Công tác triển khai thực hiện các nghị định thực hiện Luật Bình đẳng giới còn hạn chế, thiếu đồng bộ, cụ thể là Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới chưa có hướng dẫn cụ thể từ cấp trên nên thực tế trên địa bàn tỉnh cho đến nay vẫn chưa xử phạt một hành vi vi phạm nào theo Luật quy định. Tỉnh cũng chưa ban hành quy định về việc xử phạt trên cơ sở Nghị định 55/2009/NĐ-CP do chưa có sự hướng dẫn cụ thể của Bộ LĐTBXH.

Hai là, nhận thức về giới tuy có chuyển biến nhưng chưa cao, cụ thể vẫn còn khoảng trên 10% lãnh đạo các cấp, các ngành chưa quan tâm đến công tác bình đẳng giới, coi công tác phụ nữ là công tác phong trào, không phải là công tác trọng tâm của chính quyền, của người đứng đầu, của lãnh đạo các cấp, các ngành mà chỉ riêng của nữ giới. Cho đến nay nhiều người vẫn quan niệm bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ là việc của Hội LHPN. Nhiều xã trong tỉnh vẫn còn giao khoán công tác bình đẳng giới cho Hội LHPN, hoặc giao nhân sự thương binh xã hội phụ trách trên văn bản giấy tờ nhưng cán bộ Hội LHPN lại làm trên thực tế, điều này gây nên sự thiếu thống nhất trong chỉ đạo quản lý. Bên cạnh đó, định kiến giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và người dân tại các địa bàn dân cư.

Ba là, các hoạt động triển khai, phổ biến Luật Bình đẳng giới, kiến thức bình đẳng giới còn mang tính hình thức, chưa sâu do đó nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng chưa rõ ràng; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đồng bộ, chủ động ở tất cả các cấp, các ngành. Truyền thông bình đẳng giới để thay đổi nhận thức và hành động của cộng đồng còn yếu, đặc biệt là ở cấp phường, xã, thị trấn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; công tác tuyên truyền cho công nhân lao động trong các công ty, xí nghiệp chỉ có thể thông qua tờ gấp, thông báo nội bộ, bảng tin, dẫn đến nhận thức bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân chưa đầy đủ, tư tưởng trọng nam hơn nữ còn tồn tại trong xã hội.

Tài liệu tập huấn, tuyên truyền bình đẳng giới còn ít. Đa số các buổi tập huấn xoay quanh nội dung giới thiệu Luật bình đẳng giới, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)