Yếu tố chính trị và pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 39)

Đây là yếu tố quan trọng, tiên quyết cho mục tiêu bình đẳng giới được thực hiện có hiệu quả. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề bình

đẳng nam nữ và đảm bảo để phụ nữ được tham gia các mặt của đời sống xã hội.

Bình đẳng về chính trị là nội dung đầu tiên của bình đẳng giới, vì vậy quốc gia có một nền chính trị ổn định, thể chế pháp lý đầy đủ sẽ quyết định hiệu quả, kết quả thực hiện bình đẳng giới của quốc gia.

Nếu chế độ chính trị bất ổn, cơ chế pháp lý không ổn định, thường xuyên thay đổi thì công tác bình đẳng giới khó mà triển khai đồng bộ, hiệu quả, thậm chí không thể triển khai thực hiện.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn ý thức và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam - một lực lượng quan trọng trong suốt chặng đường phát triển của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, Đảng đã ban hành Chỉ thị số 44- CT/TW (năm 1984) về Công tác cán bộ nữ, đến Nghị quyết số 04-NQ/TW (năm 1993) của Bộ Chính trị về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới và gần đây nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW (năm 2007) của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một trong các quốc gia có thành tích bình đẳng giới tiến bộ nhất khu vực. Điều đó thể hiện cam kết chính trị của Đảng trong việc thúc đẩy vai trò, vị thế của phụ nữ trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, có một thực tế là từ quyết tâm chính trị và chủ trương, đường lối đến việc triển khai thực hiện vẫn còn có khoảng cách, nhất là trong bối cảnh đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo và các quan niệm truyền thống về phụ nữ như ở Việt Nam.

Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được ghi nhận, như: xây dựng và ban hành văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, là một trong các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua, đã hoàn thành trước thời hạn

mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN); là nước dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục tới trẻ em gái, trẻ em trai, phụ nữ, nam giới, tỷ lệ mù chữ của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm.

Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt, Đảng luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với lực lượng phụ nữ trong xã hội, có phẩm chất, trình độ và năng lực tham gia mọi lĩnh vực của đời sống.

1.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh

Điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của tỉnh là yếu tố tác động đến việc triển khai thực hiện bình đẳng giới, ở từng mặt có những tác động tích cực hoặc tiêu cực cụ thể. Nếu điều kiện kinh tế, xã hội phát triển kéo theo nhận thức, trình độ của người dân được nâng lên, từ đó việc thực hiện bình đẳng được thực hiện ở các lĩnh vực như hoạt động quản lý kinh doanh, giáo dục đào tạo, tham gia các hoạt động văn hóa, thông tin thể thao, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin, chăm sóc sức khỏe.

Điều kiện về môi trường, bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong.

+ Môi trường bên ngoài gồm các môi trường tác động như môi trường giáo dục, các hoạt động truyền thông.

+ Môi trường bên trong chính là bản thân người phụ nữ quyết định thực hiện bình đẳng giới, nâng quyền cho bản thân mình thông qua việc bản thân người phụ nữ phải tự tin, khẳng định mình và phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, tự chủ trong mọi hoạt động và tự ra quyết định.

1.4.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất là một trong những yếu tố tác động và quyết định đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới cấp tỉnh. Nếu nguồn lực tài chính không đảm bảo thì cũng khó mà đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới đạt hiệu quả cao, theo kế hoạch, chương trình đã đề ra.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp”.

1.4.4. Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới hiện chuyên môn về bình đẳng giới

Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định việc triển khai, tổ chức thực hiện cũng như hiệu quả công tác bình đẳng giới bình đẳng giới. Tất cả các Luật, quy định, hướng dẫn thực hiện đều từ con người mà ra, đều do đội ngũ cán bộ, công chức đề xuất, thực hiện, kiểm tra, đánh giá.

Cùng một chủ trương, nghị quyết, nội dung nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới có năng lực, kinh nghiệm và trách nhiệm thực hiện thì hiệu quả sẽ cao, và ngược lại nếu cán bộ quản lý và thực hiện chuyên môn về bình đẳng giới năng lực yếu, không có kinh nghiệm, thiếu trách nhiệm thì chủ trương, nội dung đó khi triển khai thực hiện hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không thể triển khai thực hiện.

1.4.5. Xu hướng phát triển của xã hội và thời đại

Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bền vững, nhân văn.

Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống, vật chất tinh thần của phụ nữ; Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong gia đình và xã hội. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”

Tiểu kết chƣơng 1

Bình đẳng giới là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động để đạt được sự bình đẳng thật sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Bảo đảm bình đẳng giới chính là nền tảng cơ bản thực hiện công bằng quyền lợi, nghĩa vụ giữa phụ nữ và nam giới, thực hiện các yêu cầu cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người.

Bình đẳng giới còn là hành vi ứng xử, khát vọng và những nhu cầu của nam giới và nữ giới được cân nhắc, xem xét, được đánh giá và ủng hộ như nhau; là các quyền, trách nhiệm vị thế xã hội và khả năng tiếp cận nguồn lực của nam và nữ không phụ thuộc khi sinh ra họ là nam hay nữ và tất cả

được đối xử theo một cách bình đẳng, công bằng, có các cơ hội như nhau đối với sự thành công trông công việc và cuộc sống.

Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và đã ban hành nhiều quy định, chính sách, nghị quyết nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó Luật Bình đẳng giới là văn bản pháp luật quan trọng, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới, dưới luật có các văn bản hướng dẫn việc thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm cụ thể hóa việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các địa phương, bộ ngành Trung ương cũng đã nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn, lĩnh vực đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Đồng Nai có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, có tuyến đường sắt Bắc – Nam, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có sân bay quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Dân số đến cuối năm 2016 ước là 3.110.000 người, trong đó nữ là 1.492.830 người chiếm 51,3%; số người trong độ tuổi lao động là 2.019.540 người, trong đó lao động nữ chiếm 47,8%. Có 37 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống với 189.098 người.

Tỉnh Đồng Nai có mười một đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh là đô thị loại III, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất, huyện Xuân Lộc, huyện Vĩnh Cửu, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán và huyện Tân Phú. Toàn tỉnh có 171 xã, phường, thị trấn. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 5 huyện, 93 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương; Nền kinh tế tỉnh Đồng Nai duy trì tốc độ tăng trưởng cao; chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng đó là giảm nhẹ ngành công nghiệp – xây dựng và phát triển mạnh các ngành dịch vụ; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tỉnh; quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư các công trình trọng điểm, quan trọng, đầu tư cho nông thôn, hạ tầng đô thị; hoạt động tài chính, tín dụng ổn định.

Hiện Đồng Nai có 36 khu công nghiệp được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 1.389 dự án (trong đó 1.211 dự án đang hoạt động), thu hút trên 970.000 lao động làm việc. Toàn tỉnh có 24.693 doanh nghiệp (trong đó 403 doanh nghiệp nhà nước, 1.071 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số còn lại là doanh nghiệp tư nhân) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 145.154 tỷ đồng.

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2016 tăng 8,2% so với năm 2015, trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,06%, khu vực dịch vụ tăng 9,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,32%; Quy mô GRDP theo giá thực tế năm 2015 đạt 194 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD), tăng gấp 2,55 lần so với năm 2010. GRDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2015 trên 66 triệu đồng, tương đương trên 3.000 USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt trên 65%, trong đó đào tạo nghề trên 50%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 1-1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn của tỉnh giai đoạn 2011-2015) còn dưới 1%; thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 77,3 triệu đồng/năm.

2.1.3. Điều kiện xã hội tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng như Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, Chiến khu Đ, Đá Ba Chồng, mộ cổ Hàng Gòn, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc). Đồng Nai có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đời sống xã hội; Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường, tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi được ngăn chặn và có bước phục hồi; các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện một cách đồng bộ, tập trung thực hiện công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; công tác đền ơn đáp nghĩa được đặc biệt chú trọng; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện sưc khỏe nhân dân.

Các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội phát triển tương đối nhanh; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao luôn được quan tâm đầu tư; công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông đạt kết quả tốt. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, ổn định; cải cách tư pháp được đẩy mạnh; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt được những kết quả nhất định trong việc ngăn chặn và xử lý tham nhũng.

2.2. Thực trạng bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Đội ngũ cán bộ nữ từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Công tác cán bộ nữ luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đã đạt được những kết quả vượt bậc, từng bước làm chuyển biến nhận thức về công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)