Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 48 - 53)

Đội ngũ cán bộ nữ từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Công tác cán bộ nữ luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đã đạt được những kết quả vượt bậc, từng bước làm chuyển biến nhận thức về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của lãnh đạo tỉnh như Hướng dẫn số 01-HD/TU ngày 22/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) về quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, xác định „„đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ không dưới 20% trong quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ban lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể các cấp‟‟; Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa IX) ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 04/4/2013 về triển khai thực hiện Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trong đó xác định „„phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 30% - 35% trở lên. Các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ‟‟.

Bảng 2.1. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng giai đoạn 2010 - 2015 so với giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: %

Giai đoạn

Giai đoạn 2010– 2015 Giai đoạn 2015-2020 Cấp

hành chính

Cấp tỉnh 12,7 17,3

Cấp huyện 15,4 17,18

Cấp xã 20,02 18,87

Nguồn: Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng cấp tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2015-2020 tăng so với nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó tỉnh tăng 4,6%, huyện tăng 1,78%, tuy nhiên cấp xã giảm 1,15%. Ngoài ra, có nữ Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; cấp huyện có 02 nữ Bí thư, 05 nữ Phó Bí thư huyện ủy.

Bảng 2.2. Tỷ lệ các sở, ngành, cơ quan ngang sở, UBND các cấp tỉnh Đồng Nai có lãnh đạo chủ chốt là nữ giai đoạn 2011-2016 so với giai đoạn

2016-2021

Đơn vị tính: %

Giai đoạn

Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016-2020 Cấp

hành chính

Cấp tỉnh 40 50

Cấp huyện 38,5 23

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước có cán bộ nữ tham gia vào ban lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở ngày càng tăng. Sau 5 năm, nhờ làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo mà cán bộ nữ tham gia ban lãnh đạo tăng từ 40% lên 50% (cấp tỉnh) và từ 34,9% lên 50,3% (cấp xã), tuy nhiên cấp huyện lại giảm từ 38,5% xuống còn 23%.

Trong các giai đoạn UBND tỉnh đều có phó chủ tịch là nữ, trong nhiệm kỳ có nữ Phó Bí thư Tỉnh ủy và lần đầu tiên có nữ trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; đa số các sở, ban ngành của tỉnh, huyện đều có lãnh đạo chủ chốt là nữ, có 05 đơn vị nữ lãnh đạo cấp trưởng (Sở Giáo dục – đào tạo, Hội Nông dân, Hội LHPN, huyện ủy Cẩm Mỹ, huyện ủy Thống Nhất, UBND huyện Trảng Bom). Tuy nhiên, vẫn còn một số sở, ngành nhiều năm liền không có lãnh đạo chủ chốt là nữ (Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ).

Bảng 2.3. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc Hội, nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2016 so với giai đoạn

2016-2021 Đơn vị tính: % Giai đoạn Giai đoạn 2016 – 2021 Cấp Giai đoạn 2011 - 2016 hành chính

Nữ Đại biểu Quốc hội 02/11 đại biểu 03/11 đại biểu đơn vị tỉnh Đồng Nai

Cấp tỉnh 30,4 34,48

Cấp huyện 27,7 31,22

Tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 đều tăng so với nhiệm kỳ 2011-2016, cụ thể cấp tỉnh tăng 4,48%, cấp huyện tăng 3,52% và cấp xã tăng 3,93%; Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho nữ đại biểu hội đồng nhân dân các cấp luôn được quan tâm thực hiện.

Công tác phát triển đảng viên nữ, nhất là nữ ở địa bàn dân cư, vùng đồng bào dân tộc, phụ nữ tôn giáo luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm, trong 05 năm (từ 2011 đến tháng 12/2016), toàn đảng bộ tỉnh đã phát triển được gần 6.000 đảng viên nữ trên 10.000 đảng viên mới đạt tỷ lệ trên 60%. Công tác bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ nữ được quan tâm và thực hiện đảm bảo theo đúng quy trình, quy định của tỉnh. Đội ngũ cán bộ nữ được bổ nhiệm, đề bạt về cơ bản đủ tiêu chuẩn trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)