Dự báo xu hƣớng bình đẳng giới trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 88)

3.1.1. Dự báo xu hướng bình đẳng giới trên thế giới.

Bảo đảm bình đẳng giới chính là nền tảng cơ bản thực hiện công bằng quyền lợi giữa phụ nữ và nam giới, thực hiện các yêu cầu cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người. Do đó, bình đẳng giới là vấn đề ngày càng được quan tâm ở các quốc gia, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quỗc tế sâu rộng giữa các quốc gia như hiện nay.

Lãnh đạo đa phần các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm, xây dựng các chương trình, giải pháp thực hiện bình đẳng giới.

Bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ sẽ là xu hướng phát triển và mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia, nhất là trong quá trình hội nhập sâu rộng của các quốc gia, khu vực.

Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế năm 2017 tổ chức tại Việt Nam năm nay có chủ đề là: “Tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ: Vì một APEC thịnh vượng và phát triển” với 03 nội dung ưu tiên gồm: “Bình đẳng giới, nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm”; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ”; “Thu hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Thế giới mặc dù đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, thực tế còn tồn tại nhu cầu bức thiết cần tháo gỡ những rào cản mang tính cấu trúc trong việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và đảm bảo phụ nữ được hưởng lợi trong các hoạt động kinh tế. Nếu thế giới mong muốn đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thì chúng ta cần một bước

nhảy vọt trong việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Trao quyền cho phụ nữ chính là bình đẳng và thịnh vượng.

Do đó, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện, cũng như dự báo các nước ASEAN sẽ đạt mục tiêu bình đẳng giới vào năm 2030.

3.1.2. Dự báo xu hướng bình đẳng giới ở Việt Nam

Bình đẳng giới được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một xã hội, một đất nước. Nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ và nam giới vào sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Quyền bình đẳng giới là một nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện giá trị nhân văn cao cả, đồng thời mang lại những giá trị chính trị, pháp quyền đáng trân trọng. Bất bình đẳng giới không chỉ là rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ và nam giới mà còn cản trở quá trình phát triển của xã hội và tiến trình xóa đói giảm nghèo.

Bình đẳng giới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định, phát triển bền vững theo xu thế hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc dành mọi nguồn lực phát triển đất nước là rất cần thiết. Bên cạnh đó việc đảm bảo quyền bình đẳng giới giữa nam và nữ chính là đảm bảo sự tiến bộ của xã hội, phù hợp với bản chất tốt đẹp chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhà nước ta đang theo đuổi.

Việt Nam hiện nay đang tiến sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế nên vấn đề bình đẳng giới càng được quan tâm thực hiện để đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi tham gia thành viên các tổ chức.

Tại quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững thì cũng xác định mục tiêu đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

3.2. Quan điểm và định hƣớng về bình đẳng giới ở Việt Nam và tỉnhĐồng Nai Đồng Nai

3.2.1. Quan điểm của Đảng về bình đẳng giới ở Việt Nam

Quan điểm bình đẳng giới đã được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 bằng nguyên tắc “không phân biệt giống nòi, gái trai” và đã quy định: “Tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Quan điểm đó tiếp tục được kế thừa và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại qua các lần sửa đổi Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt, tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, quan điểm này được khẳng định tại Điều 26: “Công dân nữ, nam bình đẳng về mọi mặt”. Từ đó, những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới nói trên đã được cụ thể hoá bằng các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII xác định phương hướng “nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ”.

Với mục tiêu thực hiện bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam giới và nữ giới trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, hỗ trợ nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa trên tinh thần đó, Bộ chính trị cho ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 24/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định mục tiêu đến năm 2020 “phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tưụ bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực” [1, tr.3].

Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã ban hành Luật bình đẳng giới. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản có tính định hướng đối với quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, công tác xây dựng pháp luật dựa trên nguyên tắc tiếp cận về quyền và bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan Nhà nước rất quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 do Chính phủ ban hành xác định “là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước. Công tác bình đẳng giới là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội” [10, tr.19] và việc “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới. Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới” [10, tr.19]. Chiến lược đề ra 7 mục tiêu và các giải pháp cho từng mục tiêu nhằm thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu do Chiến lược đề

ra, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.2. Định hướng về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Trong đó tỉnh đã thực hiện được nhiều hoạt động, thu hút được sự quan tâm và tham gia của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh, tích cực và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới. Với thời gian triển khai thực hiện chưa nhiều, tỉnh đã có những thành công bước đầu cần tiếp tục phát huy, đồng thời có những hạn chế cần khắc phục, rút kinh nghiệm và tìm kiếm phương pháp quản lý hiệu quả, nhằm hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.

Với kết quả đạt được trong những năm qua và các giải pháp thực hiện để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới, công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã góp một phần cho sự ổn định và phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, khoảng cách giới vẫn còn tồn tại khá lớn trong nhiều lĩnh vực như tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp; còn thiếu các mô hình giải quyết việc làm cho nữ ở nông thôn; tỷ lệ nữ lao động qua đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới. Do đó công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện bằng hoạt động nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa.

Xuất phát từ quan điểm, định hướng đó, tỉnh Đồng Nai đã xác định công tác bình đẳng giới là một công tác quan trọng nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những năm qua,

Đồng Nai luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đang ngày càng phát triển. Dân số của tỉnh có gần 51% là nữ. Lực lượng lao động dồi dào, trong đó lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động trên địa bàn. Do đó cần phải tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công tác bình đẳng giới. Bộ máy chính quyền các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phải thực hiện tốt công tác này. Đồng thời huy động sự phối hợp của các tổ chức, cá nhân để tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng trong toàn tỉnh về thực hiện bình đẳng giới. Chính quyền các cấp, trong đó ngành LĐTBXH được giao trách nhiệm chủ trì, cần phải phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các biện pháp, công cụ cần thiết để công tác bình đẳng giới của tỉnh đạt được mục tiêu đề ra.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X xác định: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong qua trình phát triển; tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức, thể chất tốt, có năng lực sáng tạo; đảm bảo an sinh xã hội, mọi người dân được hưởng các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững [32, tr.26, 27] .

Để thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tỉnh đã ban hành các kế hoạch:

Kế hoạch số 1134/KH-UBND ngày 18/2/2016 về việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 xác định 7 mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn, bao gồm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; kinh tế, lao động, việc làm; giáo dục và đào tạo; y tế; văn hóa và thông tin; đời sống gia đình và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

Kế hoạch số 1133/KH-UBND ngày 18/2/2016 về việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu “giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020” [38, tr.2] và các dự án gồm: truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch; hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống trợ giúp xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Kế hoạch số 5329/KH-UBND ngày 24/6/2016 về thực hiện biện pháp đảm bảo bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 với 5 nhiệm vụ và giải pháp, đó là nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới; tăng cường công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức nữ đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới; đảm bảo bình đẳng giới trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.

Kế hoạch số 3154/KH-UBND ngày 07/4/2017 về thực hiện đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu “nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở

giới, chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới” [46, tr.1].

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về bình đẳng giới tỉnhĐồng Nai Đồng Nai

3.3.1. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả thể chế và chính sáchvề bình đẳng giới về bình đẳng giới

Hệ thống chính sách, pháp luật chính là hành lang pháp lý, là căn cứ, cơ sở để quản lý một lĩnh vực, đưa nó vào khuôn khổ, trật tự nhất định mà nhà nước đã định hướng nhằm phục vụ tốt nhất cho sự phát của xã hội. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với một lĩnh vực luôn là một vấn đề quan trọng để phát triển lĩnh vực đó đúng định hướng.

Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện, trong khi đó tỉnh có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao, thu hút lao động từ các nơi khác đến làm việc. Vì vậy trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn đó là cùng với sự tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)