Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng giới cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 38 - 39)

Trong hoạt động, cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm; Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình.

Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị nêu rõ “công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là cấp ủy Đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội LHPN Việt Nam” [1, tr.3].

1.3.4. Đảm bảo bình đẳng giới được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Các lĩnh vực của đời sống xã hội như trong lao động, việc làm và thu nhập; trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; trong xây dựng đô thị văn minh; trong y tế; trong đào tạo, bồi dưỡng, học tập; trong cơ hội, điều kiện thăng tiến trong công việc; trong lĩnh vực văn hóa thông tin, thể dục thể thao, du lịch và trong gia đình. Từ năm 1986 đến nay Nhà nước ta đã ban hành trên 40 luật, bộ luật có liên quan đến vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới. Đặc biệt Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị nêu rõ “phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” [1, tr.3].

Bên cạnh đó, từ năm 2011 đến năm 2015 đã có 63 văn bản quy phạm pháp luật có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới [phụ lục 01]. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương, bộ, ban ngành trung ương khi xây dựng và ban hành phải có lồng ghép giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đông nai (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)